Ngân hàng ép khách mua bảo hiểm có thể bị phạt tới 500 triệu đồng_kết quả bóng đá anh ngoại hạng anh
作者:World Cup 来源:Cúp C2 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-11 03:17:55 评论数:
Ngân hàng ép khách mua bảo hiểm có thể bị phạt tới 500 triệu đồng
Thảo Thu(Dân trí) - Dự thảo Nghị định mới của Ngân hàng Nhà nước đề xuất mức phạt 400-500 triệu đồng đối với ngân hàng ép khách mua sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc kèm khoản vay.
Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 88/2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước quy định phạt tiền từ 400-500 triệu đồng nếu các ngân hàng gắn sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.
Mức phạt đưa ra trong bối cảnh 5 năm triển khai xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, các đơn vị gặp một số khó khăn, vướng mắc. Các quy định của ngành ngân hàng không đề cập hình thức bảo hiểm nào là bắt buộc tham gia với người đi vay.
Trước đó, Thông tư 67 hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm được Bộ Tài chính ban hành từ cuối năm ngoái cấm ngân hàng bán kèm bảo hiểm liên kết đầu tư trong thời hạn trước và sau 60 ngày kể từ ngày giải ngân toàn bộ khoản vay. Còn các loại bảo hiểm khác như bảo hiểm khoản vay, cháy nổ, tử kỳ, hỗn hợp... không được Bộ Tài chính đề cập tại Thông tư này.
Trong khi đó, ngoài bảo hiểm nhân thọ, các ngân hàng cũng thường bán kèm bảo hiểm khoản vay, cháy nổ... với giá trị thấp hơn khi giải ngân khoản vay.
Đây là các sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc, được các ngân hàng đưa ra nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản và khoản vay. Việc mua bảo hiểm khoản vay hay cháy nổ, theo các ngân hàng, giúp tăng khả năng duyệt hồ sơ vay thế chấp, bảo vệ tài sản đảm bảo...
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính từ năm 2020 đến hết 6 tháng năm nay, có 1.438 đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Trong đó, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả với 219 trường hợp; áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo 14 trường hợp.
Các vi phạm liên quan đến hoạt động cấp tín dụng, hoạt động ngoại hối, phân loại tài sản có, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro, chế độ báo cáo.
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính cũng có những động thái như lập đường dây nóng để nắm bắt và xử lý kịp thời mọi phản ánh, kiến nghị của người dân và các cơ quan, doanh nghiệp liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ bảo hiểm của ngân hàng.
Đồng thời, các đơn vị này cũng ban hành những quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, theo hướng cụ thể hóa các hành vi vi phạm và tăng cường biện pháp xử phạt.
Ngân hàng Nhà nước cũng đã yêu cầu các ngân hàng nghiêm túc chấp hành các quy định pháp luật và chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đại lý bảo hiểm, không để xảy ra trường hợp ngân hàng, người quản lý, người điều hành, nhân viên của ngân hàng gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.