您的当前位置:首页 >Ngoại Hạng Anh >Giải pháp nào trị bệnh thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam_thông tin các trận đấu tối nay 正文

Giải pháp nào trị bệnh thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam_thông tin các trận đấu tối nay

时间:2025-01-25 17:01:34 来源:网络整理编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Tin thể thao 24H Giải pháp nào trị bệnh thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam_thông tin các trận đấu tối nay

Cuối tuần qua,ảiphápnàotrịbệnhthiếuýthứctạiBảotàngLịchsửQuânsựViệthông tin các trận đấu tối nay Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mở cửa tự do và đón hàng chục nghìn lượt khách từ khắp nơi tới tham quan. Du khách tới bảo tàng trải đều ở nhiều lứa tuổi, từ trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, các gia đình tới cựu chiến binh, người cao tuổi. 

Trên mạng xã hội, nhiều người không khỏi bồi hồi, nghẹn ngào khi chứng kiến các cựu chiến binh bật khóc trước những kỷ vật thời chiến, gợi về những tháng ngày cam go bên đồng đội.

Dẫu vậy, bên cạnh những hình ảnh đẹp, không ít người ngao ngán khi chứng kiến cảnh cha mẹ để con trẻ vô tư leo trèo lên xe tăng, máy bay, tranh nhau ôm súng hay chạy nhảy trên các mô hình sa bàn lịch sử. Thậm chí, nhiều cha mẹ còn khuyến khích trẻ leo trèo lên xe tăng, máy bay chỉ để có những bức hình độc đáo.

Giải pháp nào trị bệnh thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - 1

Hình ảnh phản cảm khi cha mẹ để các cháu nhỏ tự ý trèo lên hiện vật bảo tàng (Ảnh: Nhật Quang).

Theo dự kiến, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ mở cửa tự do để đón khách tới hết ngày 31/12/2024. Tuy nhiên, trước thực trạng trên, nhiều người cho rằng cần có các biện pháp quản lý, giới hạn số lượng người tham quan nhằm đảm bảo mỹ quan tại bảo tàng. 

Bình luận về thực trạng trên, độc giả Phạm Văn Bình viết: "Lần đầu tại Việt Nam có cảnh trẻ em, người lớn leo lên, nghịch phá các hiện vật tại bảo tàng. Có thể số lượng nhân viên bảo tàng quá ít, không quán xuyến được nên ban quản lý đã tạm đóng cửa để chỉnh trang, tuyển thêm nhân sự phụ trách khu trưng bày. Với ý thức như vậy ở thời điểm hiện tại, việc bổ sung nhân sự là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo mỹ quan cũng như đảm bảo cho các hiện vật trưng bày tại đây". 

"Đi thăm bảo tàng mà từ người lớn đến trẻ nhỏ đều thiếu ý thức như vậy thì chẳng mấy chốc cũng thành phế tích mất thôi. Sao ban quản lý không đặt biển cảnh báo, căng dây ngăn cách hay có người ở đấy hướng dẫn như các bảo tàng khác nhỉ?", chủ tài khoản But đặt câu hỏi. 

Từ thực trạng trên, độc giả Uyen Hoang gợi ý về giải pháp như sau: "Nên cho đăng ký vé online từ trước, hạn chế số lượng người tham quan trong ngày. Đồng thời, cần có thêm nhân sự kiểm soát bên trong, ai leo trèo làm gãy đổ hiện vật thì lập biên bản mời ra ngoài, kể cả đó là trẻ nhỏ. Những ngày này, đọc nhiều bài lên án trên mạng mà thấy xót quá chừng". 

Có đồng quan điểm, anh Trieu Hoang góp ý: "Thời đại 4.0 rồi, nên có hệ thống đăng ký tham quan online và chỉ những người đã đăng ký với được tham quan theo thời gian đăng ký. Ngoài ra, chỉ ưu tiên miễn đăng ký online với những người chưa đủ điều kiện cập nhật công nghệ như người già hay cựu chiến binh". 

Giải pháp nào trị bệnh thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - 2

Mẹ cổ xúy cho con trèo lên xe tăng chỉ để chụp ảnh "sống ảo" (Ảnh: Nhật Quang).

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam được Bộ Quốc phòng xây dựng từ năm 2019 trên diện tích 386.600m2, nổi bật với tòa tháp Chiến thắng cao 45m ở sân trước. Khối nhà chính có 4 tầng nổi, một tầng trệt. Tổng mức đầu tư khoảng 2.500 tỷ đồng. Bảo tàng lưu giữ hơn 150.000 hiện vật, trong đó có 4 bảo vật quốc gia và nhiều khí tài quân sự.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mở cửa tất cả các ngày trong tuần, 8h-11h30 và 13h-16h30. Tuy nhiên, bảo tàng không mở cửa ngày thứ 2 và thứ 6.

Nội quy khi tham quan bảo tàng

1. Tuyệt đối chấp hành mọi hướng dẫn của nhân viên bảo tàng.

2. Trang phục lịch sự, không nói tục chửi bậy, không hút thuốc.

3. Mua vé đầy đủ.

4. Gửi hành lý, túi xách đúng nơi quy định.

5. Không mang vũ khí, vật liệu nổ, chất dễ cháy... vào bảo tàng.

6. Không ăn, uống trong khu vực trưng bày.

7. Không tự tay lên kính, không chạm tay hay trèo lên hiện vật.

8. Có ý thức gìn giữ vệ sinh chung, bảo vệ hiện vật và các công trình công cộng.

9. Khách tham quan phải chịu trách nhiệm nếu gây tổn thất nào cho bảo tàng.

10. Khách quay phim, chụp ảnh phải hỏi ý kiến nhân viên bảo tàng để biết được phạm vi cho phép. Không dùng đèn flash chụp ảnh hiện vật bảo tàng.

11. Các cơ quan, đơn vị, trường học... để đến tham quan theo đoàn vui lòng liên hệ đăng ký trước.