当前位置:首页 > Cúp C2

4 vấn đề lớn của hạ tầng thanh toán số quốc gia được đặt lên bàn nghị sự_girona vs elche

Hệ thống điểm chấp nhận thanh toán chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị hoặc tại các nhà hàng,ấnđềlớncủahạtầngthanhtoánsốquốcgiađượcđặtlênbànnghịsựgirona vs elche khách sạn, cửa hàng lớn. Vì vậy, thanh toán điện tử hiện nay tại Việt Nam mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu thanh toán bán lẻ của người dân khu vực thành thị, còn đối với khu vực nông thôn thì hầu như không có sự hiện diện.

Phân tích những vấn đề cần giải quyết của hạ tầng thanh toán số tại Việt Nam hiện nay, đại diện Viettel chỉ rõ 4 vấn đề lớn. “Chúng ta cần quy hoạch thiết kế xây dựng hạ tầng thanh toán số quốc gia đồng bộ, thống nhất, cho phép các tổ chức tài chính trong nước, quốc tế sử dụng hạ tầng mạng lưới rộng khắp của các đơn vị viễn thông để triển khai các dịch vụ cho người dân với chi phí thấp” đại diện Viettel cho biết.

Một là quy hoạch chưa nhất quán và đồng bộ hệ thống thanh toán số. Hiện có 87 ngân hàng, 26 tổ chức trung gian thanh toán, 23 ví điện tử tại Việt Nam (gọi chung là tổ chức tài chính) phải thực hiện kết nối với hàng trăm nghìn tổ chức/doanh nghiệp để cung cấp dịch vụ thanh toán. Tuy nhiên, tại một điểm chấp nhận thanh toán, mỗi đơn vị lại chủ động xây dựng hệ thống trang thiết bị thanh toán riêng của đơn vị mình dẫn tới lãng phí và không tận dụng được hạ tầng chung.

Các hình thức thanh toán mới như NFC, QR Code, sinh trắc học... bắt đầu phát triển nhưng chưa được quy hoạch, đánh giá để triển khai diện rộng.

Hai là các hệ thống thanh toán chưa phổ cập khắp mọi miền của đất nước. Các tổ chức tài chính chỉ tập trung phát triển mạng lưới, khách hàng tại những khu vực thành thị, hướng tới đối tượng người dân thu nhập cao, có tài khoản ngân hàng. Đối tượng người dân vùng sâu vùng xa, thu nhập thấp và có thói quen tiết kiệm vẫn cần một dịch vụ tài chính rẻ và dễ tiếp cận.

Hạ tầng thanh toán số trên di động như hóa đơn điện, nước, truyền hình, điện thoại, internet, bảo hiểm, tài chính cá nhân, hành chính công... đã được triển khai nhưng phạm vi chưa tương xứng với tiềm năng thị trường.

Ba là hệ thống thanh toán số “thuần Việt” nhỏ và yếu, các hệ sinh thái thanh toán số có yếu tố nước ngoài là chủ yếu. Thị trường thanh toán số - thương mại số của các doanh nghiệp “thuần Việt” đang phát triển manh mún, thiếu chiến lược bài bản.

Thực tế đã có nhiều công ty thanh toán số - thương mại số “thuần Việt” ra đời dưới dạng khởi nghiệp nhưng do thiếu tiềm lực tài chính nên phải kêu gọi đầu tư từ nước ngoài. Năm 2017, tại Việt Nam có khoảng 20 doanh nghiệp thương mại điện tử lớn đang hoạt động, trong đó có đến 17 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chủ yếu nhận vốn từ Trung Quốc.

Bốn là kiểm soát thanh toán xuyên biên giới còn hạn chế. Các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có thể dễ dàng mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, chơi trò chơi trực tuyến tại nước ngoài và ngược lại người nước ngoài có thể dễ dàng mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin (mobile app, website...), trong khi đó, các cơ quan quản lý Nhà nước chưa thể quản lý, kiểm soát một cách chặt chẽ, dẫn tới việc thất thu thuế.

分享到: