Gần 60 năm trước,ờcáiăty le keo bong da tv nhà vật lý học từng đoạt giải Nobel, Nicolaas Bloembergen, dự đoán sự tồn tại của hiện tượng cộng hưởng điện hạt nhân. Nhưng cũng như nhiều nhà khoa học lỗi lạc khác, nhận xét của ông đi trước thời đại quá nhiều bước, nhận thức của khoa học phải chạy 58 năm ròng mới đuổi kịp.
Bằng chứng về sự tồn tại của cộng hưởng điện hạt nhân vừa mới xuất hiện tại phòng thí nghiệm thuộc Đại học New South Wales (UNSW), Úc; đây không chỉ là phát hiện ngẫu nhiên, mà nó còn tới từ … thiết bị nghiên cứu khoa học bị hỏng. Đột phá này cho phép các nhà khoa học điều khiển được hạt nhân ở mức độ chưa từng có trước đây, và nhiều khả năng sẽ tăng tốc phát triển ngành máy tính lượng tử.
Ý tưởng nằm sau phát hiện này: đó là điều khiển được trạng thái xoay của hạt bằng điện chứ không phải bằng từ trường. Tức là ta có thể tinh chỉnh hạt nhân dễ dàng và chính xác hơn, và dựa trên khả năng này, nhiều ngành khác có thể đạt đột phá chứ không riêng máy tính lượng tử.