- “Thời tiết thay đổi,ộtquânnhântâmthầnkhôngđượchưởngchếđộkq bóng đá argentina anh Lê lại phát bệnh. Cực lắm, bác sỹ kê đơn mà chưa có tiền mua thuốc. Lạy trời lạy phật cho anh ấy bình an, giờ tôi và các con chỉ còn lại mấy đồng mua gạo thôi!”
Ở thôn Đào Nguyên, xã An Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội, không ai là không biết đến gia cảnh khốn khó của gia đình chị Nguyễn Thị Nga, anh Nguyễn Duy Lê. Nắng nóng đầu hạ của Hà Nội như oi nồng hơn trong căn nhà nồng nặc mùi kháng sinh chỉ vỏn vẹn 20m2 của anh chị. Chị Nga bảo “Thời tiết thay đổi, anh Lê lại phát bệnh. Cực lắm, bác sỹ kê đơn mà chưa có tiền mua thuốc. Lạy trời lạy phật cho anh ấy bình an, giờ tôi và các con chỉ còn lại mấy đồng mua gạo thôi!” “Cuối năm 1978, chồng tôi tham gia chiến đấu và được phân công làm nhiệm vụ ở đơn vị huấn luyện C3D1, Miếu Môn, Ao Kềnh, Campuchia; đến đầu năm 1979 thì được chuyển sang đơn vị C6D3 D573 thuộc Lữ đoàn 101, vùng Năm, quân chủng Hải quân.
Trong một lần làm nhiệm vụ ở chiến trường, anh Lê bị thương, một mảnh đạn văng vào sọ não nên được đơn vị đưa ra viện Quân y 105 phẫu thuật.” – chị Nga cho hay. Tháng 6/1982, đơn vị cho anh Lê về phục viên với nhiều thương tích của chiến tranh còn “sót” trong đầu. Từ ngày về địa phương, đối mặt với cuộc sống nghèo khó, con nhỏ nheo nhóc, anh Lê đã cố gắng hết sức, chăm chỉ làm lụng trong khả năng của mình để có tiền nuôi vợ con. Nhưng mảnh đạn trong đầu chưa lúc nào cho anh cuộc sống bình yên. Anh Lê thường xuyên bị những cơn căng thẳng thần kinh hành hạ, gia đình liên tục đưa anh nhập viện điều trị chứng tâm thần. Thấy gia cảnh khó khăn, bà con xóm giềng thương lắm. Họ mách anh nộp giấy chứng nhận thương tật về phòng thương binh huyện Hoài Đức. Chỉ có điều, chiến tranh loạn lạc, anh đã đánh mất các giấy tờ tùy thân quan trọng khác, tờ giấy chứng nhận thương tật của người cựu binh Nguyễn Duy Lê chẳng có giá trị. Từ đó cho đến nay, người thương binh Nguyễn Duy Lê chưa hề được nhận bất cứ một khoản trợ cấp nào, dù anh phải nuôi vợ con, phải mua thuốc thang để trị bệnh! Không may, đến đầu năm 2003, anh Lê phát cơn điên thực sự. Anh như con thú, lao vào đập phá đồ đạc trong nhà, xé nát sách vở của các con, đuổi đánh vợ con ra ngoài đường. Bà Nguyễn Thị Nga, vợ bệnh binh Lê nói trong nước mắt: “Có lần ông ấy trèo lên mái nhà đập phá hết nhà cửa. Mẹ con chúng tôi không có nhà để ở, phải dắt díu nhau chạy sang nhà hàng xóm. Thương quá, xóm giềng phải giúp đỡ dựng tạm cho căn nhà để các con có chỗ chui ra chui vào”. Bác sĩ Nguyễn Mạnh Phát – người điều trị cho anh Lê tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương cho biết: “Bệnh binh Nguyễn Duy Lê mắc chứng rối loạn loạn thần cấp, giống như phân liệt. Cần phải điều trị bằng phương pháp hóa dược kết hợp hoạt động liệu pháp và tâm lý!” Kinh tế gia đình hết sức khó khăn. Các con của anh chị phải nghỉ học giữa chừng để đi làm kiếm tiền phụ mẹ thuốc thang cho bố. Chị Nga hiện đang làm công việc thu gom rác của từng hộ gia đình với mức thu nhập bình quân khoảng 3 triệu/ tháng. Thế nhưng, gia đình anh chị vẫn phải chạy ăn từng bữa, 5 miệng ăn, ngày nào cũng chỉ có cơm trắng và rau luộc! Liên tiếp các năm 2010, 2011, 2012, năm nào anh Lê cũng phải nhập viện tâm thần điều trị tích cực với mức kinh phí hết sức tốn kém. Thế nhưng, Nguyễn Duy Lê vẫn chưa hề nhận được một khoản trợ cấp nào. Năm 2012, thương cảm trước hoàn cảnh gia đình anh Lê, chi bộ thôn Đào Nguyên đã đưa hộ gia đình anh Lê – chị Nga vào danh sách hộ nghèo. Thế nhưng, gia đình anh chị chỉ được ở trong danh sách đó 1 năm, sau đó bị đưa ra khỏi danh sách mà không hề có lời giải thích nào. “Chỉ mong các cấp chính quyền quan tâm đến anh Lê, cho anh ấy hưởng trợ cấp như một người bệnh binh. Vợ chồng chúng tôi đã cống hiến cả tuổi xuân cho đất nước, chỉ mong sao con cái chúng tôi có được cơm no áo ấm”. Ước mong giản dị đó của gia đình chị Nga hi vọng sẽ thành hiện thực trong thời gian tới!... Nhưng hơn lúc nào hết, gia đình chị Nga anh Lê rất cần sự chung tay sẻ chia của cộng đồng và chính quyền các cấp. Nhân Ái
友情链接 |