Ngày 12/8 âm lịch hằng năm,ễgiỗTổnghiệpsânkhấumiềnNamkhôngcònvắnglặbochum đấu với bayern giới nghệ sĩ Việt Nam tề tựu cúng Tổ nghiệp. Họ cùng nhau dâng lễ, thắp hương Tổ nghiệp, chia lộc, ôn lại chuyện cũ,... Bởi với các nghệ sĩ, ngày này không chỉ là dịp tưởng nhớ Tổ nghiệp mà còn là ngày Tết nghề, là thời gian mọi người không nhận show để gặp nhau tay bắt mặt mừng, hỏi han, trò chuyện.
Sau 2 năm sân khấu vắng lặng dịp giỗ Tổ nghiệp do dịch bệnh, các sân khấu miền Nam lại tổ chức lễ giỗ Tổ nghiệp. Ở TP.HCM, các địa điểm như Nhà Truyền thống Sân khấu, Đền thờ Tổ nghiệp - Tâm linh Việt, Nhà hát Trần Hữu Trang, Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ 5B, Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh, Sân khấu kịch Thế giới trẻ, Sân khấu kịch Idecaf,... thu hút các nghệ sĩ đến dâng hương Tổ nghiệp.
Tại Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ 5B, chương trình giỗ Tổ sân khấu kéo dài từ trưa đến tối. NSƯT Mỹ Uyên - GĐ nhà hát - nói: "Những gì các bậc tiền nhân đã làm, tôi - thế hệ tiếp nối - sẽ giữ gìn nguyên vẹn như vậy. Với chúng tôi, lễ giỗ Tổ nghiệp là ngày Tết của nghề, tôi hôm nay hay cô sinh viên Mỹ Uyên ngày xưa đều giữ nguyên tắc: làm gì, ở xa mấy cũng phải về cúng Tổ".
Lễ giỗ Tổ nghiệp sân khấu năm nay với Mỹ Uyên đặc biệt nhiều cảm xúc. Bởi với chị, không gì đau lòng hơn việc chứng kiến cảnh sân khấu vắng lặng, nghệ sĩ không được sống với nghề. Tại buổi lễ, chị cũng dành một phút nghẹn ngào tưởng nhớ những nghệ sĩ đã qua đời do dịch bệnh, đặc biệt là các diễn viên trẻ có tương lai đầy hứa hẹn.
Hỏi Mỹ Uyên cầu nguyện gì khi dâng hương Tổ nghiệp, NSƯT nói: "Luôn luôn là cầu bình an, khỏe mạnh cho mình và tất cả người dân đầu tiên. Kế đến mới xin lộc Tổ cho nghề nghiệp".
Ca sĩ Erik cho hay anh và "Gia đình Hoa dâm bụt" từng đến cúng Tổ nghiệp tại Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ 5B cách đây 2 năm. Vì vậy, các nghệ sĩ trẻ muốn cùng nhau đến dâng hương, cảm nhận không khí đầm ấm, trang nghiêm của ngày giỗ Tổ sân khấu.
Tại sân khấu kịch Minh Nhí, danh hài và các học trò đã chuẩn bị trong 2 ngày để đón khách. Vì là năm đầu tiên tổ chức lễ giỗ Tổ nghiệp sau dịch bệnh, Minh Nhí và một số ông, bà bầu sân khấu khác đều không gửi thư mời rộng rãi, chỉ thông tin về chương trình trên trang cá nhân.
"Điều không ngờ, nghệ sĩ và khán giả đến cúng Tổ đông nghịt, thậm chí không có chỗ chen. Bạn biết đấy, sân khấu kịch Minh Nhí "bé bé xinh xinh" thôi. Đây là năm giỗ Tổ nghiệp vui nhất từ khi thành lập sân khấu kịch Minh Nhí đến nay", anh nói với VietNamNet.
Dàn nghệ sĩ đến sân khấu kịch Minh Nhí có Hoài Linh, vợ chồng Việt Hương, Quyền Linh, Thoại Mỹ, Quốc Thảo, Long Nhật,... Các nghệ sĩ hàn huyên, ôn lại chuyện đã qua từ sáng đến chiều, không ai muốn về.
Ở Sân khấu kịch Thế giới trẻ, dàn diễn viên trẻ tề tựu, vui vầy. Nhiều diễn viên trẻ được yêu thích như Diệu Nhi, Võ Tấn Phát, Thuận Nguyễn, BB Trần, Minh Dự,... đều thành danh từ sân khấu kịch.
Do vậy, dù còn diễn kịch hay không, họ vẫn không hẹn mà gặp tại "cái nôi" sự nghiệp của mình trong dịp đặc biệt này. Diễn viên Ngọc Trai đang bệnh vẫn cố gắng đến gặp gỡ mọi người. Trong khi đó, "gái già" Phương Lan khoe thu xếp công việc đi cúng Tổ các sân khấu đủ 3 hôm (6/9 - 8/9).
Năm nay cũng là năm đầu tiên Sở Văn hóa Thể thao TP.HCM phối hợp Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TP.HCM tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam. Tại Nhà hát TP.HCM, NSND Trần Ngọc Giàu - Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM - nói rằng giỗ Tổ sân khấu không còn là tập tục của riêng ngành sân khấu truyền thống mà là của chung giới văn nghệ sĩ như diễn viên điện ảnh, ca sĩ, người mẫu…
“Ngày này nhắc nhở người nghệ sĩ rằng lộc Tổ không tự nhiên có mà phải bằng sự trau dồi nghề nghiệp, tu dưỡng đạo đức và trách nhiệm công dân. Mọi vinh quang sẽ qua đi, điều còn lại trong trí nhớ của người mộ điệu mới là vĩnh cửu", ông phát biểu.
Dịp này, Sở Văn hóa Thể thao TP.HCM cũng phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TP.HCM, Hội Sân khấu TP.HCM tổ chức tri ân, trao quà cho 78 nghệ sĩ lão niên có nhiều đóng góp cho nền sân khấu thành phố cũng như các nghệ sĩ gặp khó khăn trong cuộc sống.