Những ngày qua,ềntoáitừviệctổchứcgiảichạygâytắcđườngxửlýnhận định bóng đá hạng 2 đức hôm nay câu chuyện về việc các giải chạy cấm đường, gây cản trở giao thông, sinh hoạt thường nhật của người dân trở thành chủ đề được tranh luận sôi nổi. Đơn cử như câu chuyện tại một giải chạy ở Hà Nội mới đây, bà T. (ở quận Hai Bà Trưng) mắc kẹt trên đường vì tuyến đường di chuyển buộc phải dừng lưu thông hoàn toàn để phục vụ giải chạy, dẫn tới không kịp về nhà để chuẩn bị hàng cho quán ăn sáng của gia đình.
Hay mới đây nhất, sáng 16/11, Công ty YIC tổ chức giải chạy tại TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Quãng đường chạy chính xuất phát từ SVĐ Phủ Lý, qua nhiều tuyến đường nội đô rồi quay lại vạch đích. Trong thời gian giải chạy diễn ra, nhiều người dân bức xúc vì tình trạng ùn tắc kéo dài, khiến không ít người muộn giờ học, giờ làm.
Anh Nguyễn Văn Huy, một người dân ở TP Phủ Lý, chia sẻ: "Giải chạy này tôi không hề hay biết, cứ nghĩ như mọi ngày đi làm bình thường thì gặp ngay cảnh tắc đường, hơn 9h mới đến được công ty. Mà không phải mình tôi, cả khu phố nhà tôi cũng chẳng ai được thông báo gì về giải chạy này cả".
Những phiền toái phát sinh từ giải chạy
Trên đây là một số trường hợp điển hình về việc người dân gặp rắc rối khi những giải chạy chiếm dụng lòng đường, hè phố. Nhiều người cho rằng việc rèn luyện sức khỏe là đáng hoan nghênh, song cần được thực hiện đúng nơi, đúng chỗ, tránh ảnh hưởng tới cuộc sống của những người xung quanh.
Độc giả Lê Hạnh bình luận: "Các giải chạy không nên tổ chức ở nội thành, quanh hồ Hoàn Kiếm và hồ Tây bởi nó gây phiền toái, đảo lộn cuộc sống người dân. Nên di dời tới khu vực Mỹ Đình, đặc biệt khu vực đường đua xe F1 hiện bỏ hoang. Khu vực nội đô nên được chuyên tâm phát triển du lịch, không nên tổ chức marathon, vừa ồn ào, mất vệ sinh lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống người dân, đặc biệt vào cuối tuần".
"Tôi cũng nghĩ vậy, ra khu vực ngoại thành thì tha hồ chạy, chạy cả ngày chẳng ảnh hưởng đến ai", chủ tài khoản But tiếp lời.
Có chung sự bức xúc, bạn đọc Le Phuong viết: "Giải chạy chỉ phục vụ cho một nhóm người, không đại diện cho cả xã hội, chỉ nhằm phục vụ mục đích thương mại, quảng cáo cho các doanh nghiệp, nhãn hàng nên không thể bắt cả xã hội phải chịu những phiền phức không đáng có. Nếu chạy cự ly dài, có thể tổ chức tại các công viên lớn hoặc sân vận động, chạy làm nhiều vòng cũng được, tại sao cứ phải lạm dụng hạ tầng giao thông công cộng để tổ chức? Rất mong các nhà quản lý nghiên cứu thấu đáo và điều chỉnh phù hợp, không nên tạo ấn tượng xấu đối với giải chạy vì làm liên lụy đến cả xã hội".
Liên quan tới câu chuyện thương mại được đề cập như trên, độc giả Anh Tu cũng có bình luận đầy ẩn ý: "Nếu chỉ để chạy thì thiếu gì chỗ để tổ chức như công viên hay ngoại thành? Việc tổ chức ở những tuyến phố trung tâm làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, gây quá nhiều phiền toái cho người dân".
Thậm chí với chủ tài khoản ET&T, người này còn có những trải nghiệm không hề dễ chịu khi phải đôi co với nhân viên ban tổ chức giải chạy để di chuyển tới bệnh viện khi có những công việc liên quan trực tiếp tới tính mạng con người.
"Mình đã chứng kiến việc từ Cầu Giấy tới Viện 108 do có việc gấp về tính mạng, nhưng không thể đi qua dù phải đôi co với nhân viên an ninh và điều phối viên chạy. Không phải mỗi mình, rất nhiều người đã lời qua tiếng lại. Có những tiểu thương đi làm sớm, những người làm nhà nước ở những vị trí quan trọng như y tế, an ninh phải đi làm sớm, việc chặn đường gây ra bức xúc và chậm trễ công việc cho mọi người xung quanh", độc giả này kể lại.
"Cần nhân rộng phong trào chạy bộ, nhưng phải đảm bảo hài hòa lợi ích người dân"
Còn với những người có góc nhìn trung lập, họ cho rằng việc người dân tham gia phong trào chạy bộ, rèn luyện sức khỏe là tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, cần cân đối giữa quyền lợi của ban tổ chức, người tham gia và các hoạt động sinh hoạt thường nhật của những người xung quanh.
Độc giả Hoàng Linh bình luận: "Chạy bộ nói riêng và rèn luyện thể dục thể thao nói chung là điều tốt, cần được khích lệ. Số lượng người tham gia chạy bộ gia tăng tỷ lệ thuận với các giải chạy nhiều năm qua là tín hiệu tốt, thể hiện việc người dân đang có ý thức rèn luyện, quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe thay vì tiệc tùng, nhậu nhẹt. Bởi vậy, các cơ quan, tổ chức cần có phương án thúc đẩy, nhân rộng phong trào này trong xã hội.
Tuy nhiên, việc tổ chức như thế nào lại là điều cần đặc biệt lưu tâm. Tổ chức ở nội thành thì thuận tiện cho người dân đăng ký tham gia, đồng thời giúp quảng bá hình ảnh du lịch, nhưng sẽ gây ra bất cập là việc ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân. Ngược lại, tổ chức ở ngoại thành thì quỹ đất rộng, ít ảnh hưởng tới người khác nhưng việc di chuyển sẽ gây ra nhiều trở ngại, khó khăn, khiến nhiều người khó có thể tham gia. Do đó, hài hòa về lợi ích sẽ là bài toán mà các cơ quan quản lý cần phải quan tâm".
Có chung quan điểm, chủ tài khoản có nickname Jacky Tran viết: "Không chỉ là vấn đề phong trào hay sức khỏe, những giải chạy còn là cơ hội để quảng bá hình ảnh du lịch của Hà Nội khi tuyến đường chạy qua những di tích lịch sử như Hồ Gươm, Tháp Rùa, Cầu Thê Húc, Cầu Long Biên hay Cột cờ Hà Nội. Những nhà quản lý cần nghiêm túc xem xét và đánh giá tiềm năng phát triển du lịch từ các hoạt động thể dục thể thao như vậy.
Về khâu tổ chức, việc tổ chức ở nội đô chắc chắn không tránh khỏi phiền toái cho người dân xung quanh. Do đó, cần có một kế hoạch phân luồng, chỉ dẫn tỉ mỉ, phối hợp chặt chẽ giữa ban tổ chức và chính quyền trước khi sự kiện diễn ra, đồng thời có những phương án giải quyết linh động để có thể đảm bảo người dân vẫn có thể lưu thông bình thường trong quá trình tổ chức sự kiện".
Chặn đường để tổ chức giải chạy, cần lưu ý gì?
Theo luật sư Trương Văn Tuấn (Trưởng Văn phòng luật sư Trạng Sài Gòn, Đoàn Luật sư TPHCM), khoản 1, Điều 35 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ để tiến hành hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền thống nhất bằng văn bản về phương án bảo đảm giao thông trước khi xin phép tổ chức.
Trường hợp cần hạn chế giao thông hoặc cấm đường thì cơ quan quản lý đường bộ phải ra thông báo phương án phân luồng giao thông; cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ phải thực hiện việc đăng tải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
UBND nơi tổ chức hoạt động có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương tổ chức phân luồng, bảo đảm giao thông tại khu vực diễn ra hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội.
Cảnh sát giao thông tại địa phương có trách nhiệm chỉ huy, điều khiển giao thông trên đường; hướng dẫn, bắt buộc người tham gia giao thông chấp hành quy tắc giao thông. Trường hợp có tình huống gây ách tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng xe, đỗ xe.
Bên cạnh đó, đối với trường hợp tổ chức giải thể thao, các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tổ chức giải thi đấu thể thao còn phải thông báo với Phòng Văn hóa và Thông tin; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Tổng cục Thể dục thể thao tùy theo phạm vi của giải thi đấu theo quy định tại các Điều 7,8,9 Thông tư số 09/2012/TT - BVHTTDL của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Do đó, theo ông Tuấn, ban tổ chức giải chạy nếu muốn tận dụng hệ thống giao thông công cộng thì phải xin phép và được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền thống nhất bằng văn bản. Trường hợp được các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thì mới được tổ chức dưới sự điều phối, chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền.
Việc điều phối giao thông, tổ chức phân luồng thuộc về lực lượng công an và UBND nơi tổ chức sự kiện. Do đó, thành viên ban tổ chức không được quyền tự ý dựng rào, cản trở người dân nếu không có sự chỉ dẫn, điều phối của lực lượng chức năng.