Mong muốn các công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Hà Nội không chỉ được bảo tồn như một di sản mà còn trở thành nguồn lực đóng góp cho kinh tế Thủ đô,ữngđiềuđặcbiệttrongcuốnsáchvềkiếntrúcHàNộimớiđượccôngbốtop nha cai uy tin nhat ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Công ty CP Xây dựng Kiến trúc AA đã đưa ra ý tưởng thực hiện cuốn sách Kiến trúc Hà Nội - Giao thoa văn hóa Việt Pháp. Tác phẩm được giới chuyên gia đánh giá đã "mô tả khá rõ con đường thăng trầm đã đi qua của kiến trúc Hà Nội", "là nhân tố góp phần hình thành vẻ đẹp kiến trúc đô thị, tạo nên khuôn hình vĩnh cửu của ký ức, điểm tựa vững chắc cho phát triển tương lai". Phóng viên Dân tríđã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Quốc Khanh để hiểu thêm về cuốn sách kiến trúc độc đáo này. Xin ông chia sẻ về cơ duyên ra đời của cuốn sách "Kiến trúc Hà Nội - Giao thoa văn hóa Việt Pháp"? Năm 2015, tôi tình cờ bắt gặp cuốn sách về kiến trúc Sài Gòn trong một hiệu sách ở TPHCM. Tôi say mê đọc ngay lập tức và biết được, tác phẩm được viết bởi một người Pháp. Sau đó, tôi đã xin tái bản cuốn sách, bổ sung thêm một số công trình mới của TPHCM nhằm lưu trữ và thúc đẩy sự hiểu về kiến trúc. Cũng cách đây khoảng 10 năm, khi lần đầu tiên đến TP Firenze của Italia, cái nôi của kiến trúc phục hưng, tôi thực sự ngỡ ngàng thán phục về sự tài hoa của các kiến trúc sư Italia và nhân công Italia. Nhưng điều làm tôi ấn tượng hơn là số lượng khách du lịch đến viếng Firenze hàng năm. Du khách đến đây bởi muốn chiêm ngưỡng các di sản kiến trúc điêu khắc, hội họa của các thời kỳ phục hưng và trước đó. Các di sản này đóng góp rất lớn cho kinh tế Firenze và Italia. Từ những cảm hứng đó, tôi nghĩ cần phải có một cuốn sách về kiến trúc Hà Nội. So với các nước Đông Nam Á, Hà Nội đang sở hữu một di sản quý báu. Mặc dù trải qua 2 cuộc chiến tranh, Hà Nội vẫn giữ lại phần lớn di sản kiến trúc đã được xây dựng từ thời phong kiến đến thời Pháp thuộc. Không ở đâu có nhiều công trình kiến trúc giao thoa giữa văn hóa Việt - Pháp đẹp như ở Hà Nội. Đó là những tác phẩm tài hoa được thiết kế và thực hiện bởi các kiến trúc sư, nghệ nhân, công nhân Pháp lẫn Việt Nam. Các di sản này cần được gìn giữ, để làm nguồn cảm hứng cho thế hệ sáng tác mai sau và đóng góp vào nền kinh tế du lịch Thủ đô, đặc biệt là để gìn giữ nét văn hóa thanh lịch của Hà thành. Khi nhen nhóm ý tưởng về cuốn sách, tôi đã nghĩ đến anh Maurice Nguyễn, chắt nội của ông François Lagisquet - một trong những kiến trúc sư thiết kế Nhà hát Lớn Hà Nội. Chúng tôi đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của anh Maurice Nguyễn bởi anh là người rất yêu Hà Nội và văn hóa Việt. Bên cạnh đó, tôi cũng hợp tác với Sun Group, một đơn vị có nhiều dự án đặc sắc về văn hóa để cùng bắt tay làm nên cuốn sách này. Kiến trúc Hà Nội là chủ đề đã xuất hiện trong nhiều cuốn sách. Vậy cuốn sách này có gì khác biệt so với những tác phẩm đã có về kiến trúc Hà Nội thưa ông? Cuốn sách không chỉ cung cấp những giá trị chuyên môn sâu sắc mà còn giới thiệu nhiều hình ảnh quý hiếm chưa từng được công bố. Điểm khác biệt còn nằm ở cách trình bày hấp dẫn, dễ tiếp cận, phù hợp với đông đảo độc giả, đặc biệt là giới trẻ, vượt ra khỏi giới hạn của cộng đồng học thuật truyền thống. Nhiều bạn trẻ thường cảm thấy e ngại trước những cuốn sách mang tính học thuật. Vì vậy, cuốn sách được thiết kế kèm mã QR (mã vạch) để người trẻ có thể quét và tìm hiểu thêm về quá trình làm ra cuốn sách. Đây cũng là một cách tạo sự tò mò, thu hút. Được biết các tác giả bắt đầu triển khai cuốn sách từ năm 2022. Ngoài ghi nhận tư liệu trong nước, ê-kíp đã phải lặn lội sang Pháp tìm kiếm tư liệu. Vậy trong 2 năm làm cuốn sách này, ông và ê-kíp có gặp khó khăn gì không? Chúng tôi đã phải đối mặt với không ít khó khăn. Trải qua thời gian, nhiều công trình không còn giữ được hiện trạng. Nhiều bức ảnh tư liệu không thể sử dụng được do không đúng ý đồ của nhóm tác giả. Chúng tôi phải chụp lại các công trình nhưng gặp khó trong quá trình tiếp cận bởi nhiều lý do liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các công trình. Việc tìm kiếm các bản vẽ gốc cũng là một thử thách khi các tác giả phải tìm trong kho tư liệu khổng lồ ở các viện lưu trữ lớn của Pháp. Tuy nhiên tôi cho rằng, thách thức lớn nhất là làm sao tạo ra sự khác biệt và những giá trị mới so với các tác phẩm viết về kiến trúc Hà Nội trước đó. May mắn, các tác giả đã biết cách để hiện thực hóa điều này. Cuốn sách này được thực hiện bởi những tác giả rất trẻ? Lý do nào khiến ông quyết định lựa chọn các tác giả trẻ để làm một cuốn sách có nhiều yếu tố lịch sử, văn hóa? Tôi cho rằng, người gìn giữ di sản cho thế hệ sau phải là những người trẻ. Vậy nên tôi muốn, cuốn sách được biên soạn bởi những người trẻ - thế hệ sẽ thay cha ông, tiếp tục gìn giữ các di sản vô giá - không chỉ bằng trách nhiệm mà cả sự tự hào, thích thú, để từ đó lan tỏa tinh thần này. Ê-kíp từ giám đốc dự án đến nhiếp ảnh gia, họa sĩ minh họa… đều chỉ khoảng 30 tuổi. Cùng với sự đóng góp và biên soạn của các chuyên gia có kiến thức sâu rộng về kiến trúc di sản, họ đã đặt hết trái tim, tri thức và khả năng sáng tạo để hoàn thành cuốn sách. Tôi cho rằng, khi thực hiện công trình với một tình yêu Hà Nội thực sự, họ sẽ tạo ra một cuốn sách tốt nhất. Ngoài ra, muốn cuốn sách được độc giả trẻ đón nhận thì nhóm tác giả cần là những người trẻ, có cách thức thể hiện mới mẻ, không quá mô phạm. Giá bán của cuốn sách khá cao, trên 2 triệu đồng. Ông có lo ngại, với giá bán này, cuốn sách sẽ khó đến được tay độc giả? Có nhiều lý do khiến chúng tôi đưa ra mức giá như vậy. Trước hết, tôi muốn đặt giá cao để thể hiện sự xem trọng với thành quả lao động bằng cả khối óc của các tác giả. Cuốn sách hoàn toàn có thể so sánh với những cuốn sách nghệ thuật của các nước khác. Mức giá cao còn phản ánh chi phí lớn mà chúng tôi đã đầu tư để tạo ra cuốn sách này. Điều đó cũng thể hiện sự công phu trong quá trình thực hiện. Giá trị của cuốn sách không chỉ nằm ở giá tiền mà tôi nghĩ quan trọng hơn là ở cách người đọc đón nhận nó. Nhiều bạn trẻ sẵn sàng bỏ ra 1-2 triệu đồng để mua một đôi giày hiệu thì không có lý do gì không bỏ ra số tiền tương tự để mua một cuốn sách hay nếu bạn trẻ đó yêu sách và yêu Hà Nội thực sự. Khi làm việc với nhà xuất bản, họ từng gợi ý tôi mức giá thấp hơn. Tuy nhiên, tôi không tán thành đề xuất đó. Tôi muốn cuốn sách ít nhất phải có bán với giá 100 USD bởi tôi từng mua những cuốn sách về kiến trúc với giá 120-160 USD. Tôi nghĩ, không nên nghĩ vì tác phẩm của mình là sách Việt Nam mà lại để giá thấp hơn. Trong quá trình thực hiện cuốn sách, ông và ê-kíp cảm thấy ấn tượng nhất với công trình nào? Trong quá trình thực hiện cuốn sách, tôi ấn tượng nhất với 3 công trình. Đầu tiên có thể kể đến Nhà hát Lớn Hà Nội. Công trình này được lấy cảm hứng từ Nhà hát Garnier ở Paris, nhưng lại mang những nét đặc trưng rất riêng, đậm chất Việt Nam. Nhìn vào bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, để xây dựng được một công trình như Nhà hát Lớn không phải là điều đơn giản. Dù đã tồn tại gần 200-300 năm, Nhà hát Lớn vẫn không hề lỗi thời. Kinh phí và công sức để hoàn thiện công trình này là vô cùng lớn. Khi bước vào, tôi nhận ra những chi tiết hoa văn đặc sắc. Nếu như kiến trúc phương Tây thường trang trí bằng những loại lá và hoa, thì ở đây lại xuất hiện hình ảnh trái cau, trái dứa - những hình ảnh đặc trưng văn hóa Việt Nam. Tôi tin rằng không phải ai cũng để ý đến những chi tiết nhỏ này, nhưng sự hiện diện của chúng chứng tỏ tay nghề và những người thợ và kiến trúc sư thời đó làm việc rất có tâm. Có lẽ nhờ những lần trùng tu được thực hiện theo đúng kiến trúc ban đầu, nên ngày nay, Nhà hát Lớn Hà Nội vẫn giữ được vẻ đẹp hoàn chỉnh nhất ở Hà Nội. Bên cạnh Nhà hát Lớn, thì Viện Bảo tàng Lịch sử cũng là một công trình ấn tượng. Công trình này thể hiện sự kết tinh hài hòa giữa kiến trúc Pháp với một số chi tiết chịu ảnh hưởng từ nền văn minh Trung Hoa và Bắc Á. Không chỉ vậy, kiến trúc còn mang dấu ấn của văn hóa Chăm, tạo nên một sự giao thoa độc đáo và đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Một công trình khác mà tôi đặc biệt ấn tượng là trường Đại học Tổng hợp trên đường Lê Thánh Tông. Từ mặt tiền, nếu đứng ngắm nhìn, ta sẽ cảm nhận được vẻ đẹp kiến trúc không chỉ nổi bật trong nước mà còn hoàn toàn xứng đáng được so sánh với những công trình hàng đầu ở Paris. Không chỉ phần bên ngoài, không gian bên trong của tòa nhà cũng rất ấn tượng. Điều đặc biệt đáng trân trọng là Hà Nội đã bảo tồn được gần như nguyên vẹn công trình này, giữ lại vẻ đẹp lịch sử và giá trị kiến trúc tuyệt vời của nó. Ông kỳ vọng cuốn sách này ra đời sẽ mang tới điều gì cho độc giả? Khi thực hiện dự án chúng tôi và các tác giả mong muốn đóng góp được gì đó cho đất nước, người dân Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng thông qua cuốn sách kiến trúc, văn hóa. Cuốn sách ngoài cung cấp dữ liệu thông tin kiến trúc, lịch sử giàu có còn là cái nắm tay tâm huyết của nhiều thế hệ có chung tình yêu đất nước, yêu Hà Nội. Cuốn sách đã khái quát các công trình khá tiêu biểu để xứng đáng bảo tồn để phát triển du lịch. Hà Nội có quá nhiều công trình kiến trúc đẹp. Tôi mong rằng, cuốn sách là sự khởi đầu tạo nguồn cảm hứng để các tác giả khác viết về kiến trúc Hà Nội. Đó có thể là những căn nhà ở trước đây tại Hà Nội, phố cổ Hà Nội… Xin cảm ơn ông về buổi chia sẻ ngày hôm nay! |