Trung Quốc đang tung ra các chương trình để "cứu" thị trường bất động sản. Động thái mới nhất là nước này đã cho thí điểm mở cửa thị trường cho các quỹ đầu tư tư nhân và các nhà đầu tư nước ngoài. Đây được xem là nỗ lực mới nhất của đất nước tỷ dân để vực dậy thị trường nhà đất.
Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc cho hay,ĐộngtháimớitrongchiếndịchgiảicứubấtđộngsảncủaTrungQuốsoi kèo atlas chương trình này sẽ cho phép các nhà đầu tư PE đủ điều kiện huy động vốn vào thị trường bất động sản dân cư và thương mại cũng như các dự án cơ sở hạ tầng. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng được khuyến khích tham gia vào các quỹ thông qua chương trình đối tác hữu hạn nước ngoài đủ điều kiện cho phép các quỹ quốc tế được cấp phép đầu tư vào thị trường tài chính của Trung Quốc.
Các nhà đầu tư trong chương trình thí điểm, chủ yếu là tổ chức, được yêu cầu cam kết có tài sản ít nhất 10 triệu nhân dân tệ (khoảng 1,45 triệu USD). Vốn huy động từ các nhà đầu tư cá nhân không được vượt quá 20% tổng số vốn của quỹ.
Chương trình này là một phần trong nỗ lực sâu rộng của Trung Quốc nhằm hỗ trợ thị trường nhà ở do tình trạng xây dựng nhà bị chậm lại hồi năm ngoái, doanh số bán bất động sản sụt giảm mạnh, thanh khoản giảm và khách không chịu thanh toán các khoản vay do dự án chưa hoàn thành.
Năm 2022, các công ty bất động sản tư nhân ở Trung Quốc huy động được 227,1 tỷ nhân dân tệ vốn - đây là mức thấp nhất trong 7 năm qua - số liệu từ công ty tư vấn bất động sản Trung Quốc CRIC.
Giáo sư Barry Naughton, Trường Chính sách và Chiến lược Toàn cầu tại Đại học California, Mỹ cho biết: “Đây là phản ứng đối với tình trạng suy thoái kéo dài trên thị trường bất động sản ở Trung Quốc đã diễn ra hơn một năm nay. Họ đang tìm cách ổn định thị trường và đang xem xét nhu cầu mới và có tiềm năng này."
Vị giáo sư này cho rằng, Chính phủ Trung Quốc lo ngại về tình hình tương lai của giá bất động sản, vì một phần đáng kể doanh thu của chính quyền địa phương đến từ việc bán đất.
Nhiều công ty phát triển bất động sản ở nước này đã phải vật lộn với khó khăn, đứng đầu là tập đoàn Evergrande rơi vào khủng hoảng tín dụng gây ra hiệu ứng lan tỏa khắp thị trường và các ngành liên quan như xây dựng và vật liệu xây dựng.
Chính phủ Trung Quốc đã công bố một loạt các biện pháp để vực dậy thị trường nhà đất. Các dữ liệu gần đây cho thấy, các nỗ lực này có tác dụng. Giá nhà mới ổn định trong tháng 1, chấm dứt 16 tháng trượt dốc - dữ liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố.
Theo Finance
Xôn xao đại gia bất động sản vỡ nợ rao bán dinh thự trên 'đất vàng’Dinh thự với 45 phòng ngủ từng thuộc sở hữu của đại gia bất động sản Hứa Gia Ấn, Chủ tịch tập đoàn bất động sản Evergrande (Trung Quốc) đang được rao bán.(责任编辑:Cúp C2)