2025-01-10 16:50:07 Nguồn:BetwayTác Giả:Nhà cái uy tín View:606lượt xem
- Ti vi là thứ ai cũng muốn có trong nhà mình. “Màn hình phẳng” còn gần như là một biểu hiện đẳng cấp trong xã hội. Nhiều nhà bật ti vi gần suốt ngày đêm. Đồng thời,àconthờkq bd u19 chau au không ai phủ định những mặt trái của màn ảnh nhỏ, và cả màn hình máy tính.
Truyền hình và máy tính, Interrnet là những thành tựu vĩ đại của trí tuệ loài người. Nhưng học giả thế giới cũng đã tốn nhiều giấy mực để chỉ ra rằng TV, web đen, và trò chơi điện tử là nơi ẩn chứa nguyên nhân của lệch lạc về tình dục và bạo lực trong trường học hôm nay.
Cha và con
Người lớn, khác với trẻ em, hiểu được rằng các cảnh chiếu trên TV đâu phải là chuẩn mực. Nhưng các tác hại của màn ảnh nhỏ, đến từ cảnh nóng, cảnh bạo lực trong phim ảnh, trên các trang điện tử (kể cả của “lề phải”), hôm nay thậm chí còn làm hỏng cả người đã trưởng thành.
Các cảnh nóng, cảnh bạo lực, theo các điều tra tâm lý, làm cho con người dần quen với cảm giác cuộc sống đang mất đi các giá trị của nó. Đến một lúc nào đó, có thể cảm thấy chẳng còn gì là thiêng liêng. Tôi giật mình khi nghe chuyện con tuyên bố với thày trong tiết học tiếng Anh: “Tôi chẳng kính trọng ai”.
Phải chăng, vì một đằng thì bố mẹ lao lực, nhặt từng đồng xu. Đằng kia, trên màn ảnh, và cả trong đời thường, ông quan tham vẫn tại vị, các sao thì vừa “hát hỏng”, vừa “show hàng”, kiếm bộn tiền. Thế giới không có chính tà, chỉ có một bọn “khờ” (có thể gồm cả phụ huynh), và những người thành đạt, sành điệu. Họ có tiền, nên có tất cả. Vang vọng những răn dạy như: “Cứ tiêu xài đi, rồi sẽ học được cách kiếm tiền”.
Trước thì trọng tình yêu trong trắng, thủy chung giành cho tổ quốc, cho cha mẹ, cho người mình yêu; đồng thời ghét những kẻ “làm tiền”, phản trắc. Hôm nay hay nghe thấy từ “làm tình”. Cần (để đạt lợi ích) thì làm tình. Làm tình trở thành một kỹ năng sống. Ti vi và Interrnet hăm hở phổ biến “chuyện ấy” ở nhiều cấp độ, nhiều giao diện, nhiều “giống”… Ngày hôm nay, cô này, hay chú kia có bồ, có nhều bồ, quá trẻ, hay quá già so với họ, khó làm cho con nít phải ngạc nhiên. Một mai, chúng sẽ không ngạc nhiên khi ai đó có “bồ” cùng giống?
Ở tuổi thiếu niên, tôi từng phải nghĩ cách dùng thời gian ra sao: bao nhiêu thời gian để học bài, bao nhiêu thời gian ra sân bóng, đi học vẽ, học nhạc… rồi làm sao đi xem kịch về vẫn kịp giờ bố mẹ hạn định (đi tàu điện hay xe đạp). Dù “kế hoạch vỡ” là chuyện thường, nhưng kỹ năng sống (phân bổ thời gian từ tuổi học trò) này, hôm nay cũng được phụ huynh Mỹ, chẳng hạn, chăm lo xây dựng cho con mình.
Nhà tôi từ cuối những năm 1970 đã có TV, nhưng chúng chỉ chiếm khoảng hơn 1 tiếng mỗi ngày là cùng, kể cả thời gian xem bóng đá QT. Nhưng TV hôm nay hay hơn trước? Trong gần 50 kênh TH cáp, tôi không dám khoe rằng chỉ thích VTV2, và các chương trình quốc tế kiểu Discovery… Con tôi (cuối 9X) hôm nay không thế. Cháu hầu như không buông tay khỏi cái điều khiển, chuột, hay ĐTDĐ, làm cha mẹ của nó lo muốn phát ốm. May mà hiện tại nó chỉ thực sự ham phim hoạt hình (!).
Lo ngại
Vì trên phim ảnh, làm giàu hơi bị dễ, tiền nó tự đến, không cần phải đầu tắt mặt tối như bố mẹ, ông bà “hâm đơ, lẩn thẩn”. Cuộc sống trên phim ảnh như thiên đường. Lúc nào cũng có thể đi biển, mặc đồ tắm, ăn uống sành điệu ở restaurant, xế hộp, trai tham gái sắc… Cuộc sống ở nhà thì toàn màu xám, buồn tẻ, ăn cơm nhà, đi xe buýt, xe máy, rồi “ông bà bô” toàn “rao giảng” đạo lý…
Hôm nay, con chúng ta nhiều khi không cần sách giáo khoa, chúng thường được giao bài luôn trên mạng. Nhiều đứa vừa học, vừa nghe nhạc, vừa “chit chat”. Không gian học tập biến thành không gian ảo, cũng là không gian chơi (trên mạng). Kiểu học mà chơi này nếu gọi là “tự sát”, chắc ít người phản đối.
Ngôn ngữ (dịch) của các phim từ kênh nước ngoài khá “cục cằn” so với tiếng Việt, trong nguyên bản tiếng Anh có cả những từ khiếm nhã. Một số phụ huynh e rằng ngôn ngữ trên TV và trên các mạng xã hội đang làm cho cách ăn nói của con chúng ta ngày một lỗ mãng hơn.
Nhiều gia đình bận làm ăn, bật TV kênh hoạt hình, rồi thả con thơ cả ngày ở đó, để chúng đỡ quấy. Để rồi con đeo kính trước khi biết chữ. Bận quá, chúng ta không nghĩ đến chuyện làm sao để con nghe nhạc cổ điển, (như một thời cha mẹ đã từng hò hét, để chúng ta nghe nhạc xanh, nhạc đỏ, không nghe nhạc vàng). Vì không có khái niệm về nhạc cổ điển, nên chúng chọn các “nhà khách”, “nhà nghỉ” kiểu như K – pop, làm “ngôi nhà âm nhạc” cho mình.
Không lý tưởng, thừa thần tượng
Ở vào lứa tuổi “dễ bắt chước”, bọn trẻ được các công ty “giải trí” nước ngoài (nay cả trong nước!) cung cấp những thần tượng “sát thủ” như Rambo, rồi những “thần đồng âm nhạc” không đóng góp gì về nghệ thuật, nhưng kiếm bộn tiền nhờ cung ứng giải trí, thư dãn, như biểu tượng của đời sống hiện đại. Càng ngồi “dính chặt” vào màn ảnh nhỏ, màn hình, con trẻ càng bị tăng nguy cơ lẫn lộn thế giới thực và ảo, cư xử trong đời thường như các “nhân vật” của thế giới ảo, hay của phim hoạt hình. Lớn chút nữa, có cách như ăn mặc, giống các “thần tượng” của phim hành động, hay của nhạc pop, rock…
Nhiều trò chơi online làm cho trẻ con cảm thấy giết người thật dễ dàng. Tàn sát trong game là việc dễ, rồi việc mình bị “chết”, cũng dễ… Nhìn đâu trên màn ảnh nhỏ cũng dễ thấy cảnh bạo lực, giết chóc, máu me… cảm giác sợ chết mất dần đi . Hôm nay khoảng cách giữa trò chơi trên mạng có thưởng đến cướp tiệm vàng ngày một ngắn lại, tuổi của tội đồ ngày một trẻ hơn. Và đã xuất hiện những bài viết, công trình gắn trò chơi điện tử với “trò chơi” tự tử của thiếu nhi. Ít nhất, mạng đang là nơi những đứa trẻ “chán đời” rủ nhau làm tìm đến cái chết.
Tuy cảm giác sợ chết có thể mất bớt, nhưng các nghiên cứu tâm lý lại chỉ ra cảm giác thấp thỏm, lo sợ, do quá tải về các tin thất thiệt mà cả TV, lẫn các kênh trên Internet cung cấp. Stress như một trạng thái “nhập” vào Việt Nam cùng với các tiện ích CNTT, trước kia nó ít được biết đến. Cho dù những căng thẳng đến từ các vấn đề xã hội hôm nay là một nguồn nữa, tạo nên stress.