Nông dân Sơn La đưa xoài,ôngdânSơnLađưaxoàimậnlênbántrênsàcầu thủ ghi bàn nhiều nhất ngoại hạng anh mận lên bán trên sàn Postmart. |
Chiều 28/5, tại Sơn La, đã diễn ra lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa UBND tỉnh Sơn La, Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương, sàn thương mại điện tử Shopee và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) - đơn vị quản lý sàn thương mại điện tử Postmart, với mục tiêu hỗ trợ đưa nông sản và các sản phẩm tiêu biểu khác của địa phương lên sàn thương mại điện tử.
Đây là hoạt động trong khuôn khổ hội nghị “Bàn giao sản phẩm Xoài Sơn La theo thỏa thuận tiêu thụ cho các đơn vị chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và thương mại điện tử năm 2021”.
Hai loại đặc sản của Sơn La là xoài và mận hậu hiện đã có trên sàn Postmart. |
Ngay sau khi thỏa thuận hợp tác được ký kết, đặc sản xoài Yên Châu đã được đưa lên tiêu thụ trên hai sàn thương mại điện tử Shopee và Postmart.
Riêng với Postmart, bà con nông dân ở Sơn La cũng vừa được Vietnam Post hỗ trợ mở gian hàng đặc sản mận hậu trên sàn thương mại điện tử này để có thể nhanh chóng tiếp cận với người tiêu dùng cả nước.
Những tháng gần đây, Vietnam Post còn hỗ trợ nông dân nhiều tỉnh, thành đưa nông sản lên bán trên sàn Postmart, như vải thiều Thanh Hà (Hải Dương), vải thiều Lục Ngạn, dứa Lục Nam (Bắc Giang), hành tím (Sóc Trăng), dưa hấu (Quảng Bình), mít thái của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long…
Toàn bộ nông sản đưa lên sàn Postmart đều được hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sản phẩm và đảm bảo chất lượng. Qua sàn Postmart, nhiều nhà cung cấp đã chủ động giới thiệu về đặc sản vừa mang tính vùng miền vừa mang tính thương hiệu riêng của hộ gia đình đến người tiêu dùng.
“Để hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm nông sản, thời gian qua Vietnam Post không chỉ tập trung giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình vận chuyển hàng đi tiêu thụ, mà còn chú trọng hướng dẫn người dân mở thêm kênh tiêu thụ nông sản mới trên sàn Postmart. Trong một tuần gần đây, chúng tôi đã hỗ trợ tiêu thụ hàng chục tấn nông sản của nông dân tại nhiều địa phương”, Phó Tổng giám đốc Vietnam Post Lê Quốc Anh chia sẻ.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ nông sản của nông dân, cùng với Postmart, đã có nhiều sàn thương mại điện tử khác như Vò Sò, Lazada, Sendo, Shopee… tham gia tiêu thụ nông sản.
Trao đổi tại sự kiện ngày 28/5, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú cho biết, việc đưa các sản phẩm địa phương lên sàn thương mại điện tử gặp nhiều thách thức như năng lực về thương mại điện tử của các hợp tác xã, người nông dân còn hạn chế, thiếu nguồn nhân lực hiểu biết về CNTT; đặc biệt những kỹ năng về tư vấn, chăm sóc khách hàng hay đánh giá xu hướng tiêu dùng, thị hiếu thị trường khá xa lạ với các hợp tác xã.
Vì thế, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến thương mại sẽ đẩy mạnh hợp tác với các sàn thương mại điện tử để vừa kết hợp nâng cao năng lực chuyên môn vừa từng bước hỗ trợ tiêu thụ hiệu quả cho các địa phương thông qua kênh này.
Xoài Yên Châu (Sơn La) được đóng gói, bảo quản đúng quy cách trước chi chuyển tới khách hàng. |
Thực tế, từ tháng 3/2021, bên cạnh việc hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa nông sản bị ùn ứ do ảnh hưởng dịch bệnh, hai doanh nghiệp bưu chính Vietnam Post và Viettel Post đã trực tiếp tổ chức nhiều nhóm công tác xuống tận các trang trại, hợp tác xã, hộ nông dân để hướng dẫn, đào tạo theo hình thức “cầm tay chỉ việc”. Qua đó, bà con biết cách mở gian hàng, chụp ảnh, live stream và viết giới thiệu sản phẩm cũng như đăng bán nông sản trên các sàn thương mại điện tử.
Trong thời gian tới, thực hiện chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, Cục Xúc tiến thương mại đã lên kế hoạch phối hợp với Vietnam Post triển khai chương trình hỗ trợ nông dân, chủ trang trại trên cả nước bán nông sản hàng hóa, nông sản thực phẩm an toàn theo hình thức trực tuyến (livestream).
Cụ thể, Cục Xúc tiến thương mại sẽ phối hợp với Vietnam Post, đào tạo tập huấn chon nông dân, chủ trang trại kỹ năng quảng bá sản phẩm, kỹ năng bán hàng qua livestream, hỗ trợ áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc để tạo điều kiện cho bà con trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, hiểu và nắm bắt rõ hơn về xu hướng và yêu cầu thị trường; từ đó sẽ tổ chức sản xuất được hiệu quả, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
Vân Anh
Dự kiến ngày 5/6, sàn Vỏ Sò sẽ phối hợp mở “Gian hàng Việt trực tuyến” để tiêu thụ vải thiều Bắc Giang. Còn với Postmart, một tuần qua dứa Lục Nam, vải thiều Lục Ngạn đã được đưa lên bán trên sàn thương mại điện tử này.