Chỉ có vài ngày nữa thí sinh sẽ hết thời gian đăng ký,ữngsailầmcầntránhđểkhôngtrượtđạihọcvìlýdođángtiếkeonhacai.com 5 điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học. Trong thời gian này, theo ThS Đỗ Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Tuyển sinh, Trường ĐH Mở Hà Nội, thí sinh cần nắm rõ quy định và cẩn trọng khi thực hiện quy trình đăng ký xét tuyển để không trượt đại học vì những lý do đáng tiếc.
Theo ông Ngọc Anh, những năm trước, nhiều trường hợp thí sinh khi được “báo đỗ” xét tuyển sớm (điều kiện cần) đã ung dung, coi như có được một “tấm vé đại học” mà quên mất những điều kiện đủ để chính thức trúng tuyển.
Bởi vậy, để đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học đảm bảo đúng và có tỷ lệ “đỗ” cao nhất, ông Ngọc Anh cho rằng, thí sinh phải nắm vững một số nguyên tắc khi đăng ký xét tuyển.
Cụ thể, tất cả các nguyện vọng đều phải đăng ký trên hệ thống xét tuyển chung của Bộ GD-ĐT. Kể cả những nguyện vọng đã đăng ký xét tuyển sớm tại các trường, sau khi có kết quả “đỗ” cũng đều phải đăng ký trên hệ thống này.
Theo nguyên tắc, khi nguyện vọng 1 đã trúng tuyển, các nguyện vọng sau sẽ bị loại bỏ. Trong trường hợp thí sinh không đủ đạt nguyện vọng 1, hệ thống sẽ xét xuống tiếp nguyện vọng 2, không đạt nguyện vọng 2 sẽ xét xuống nguyện vọng 3... cứ lần lượt đến khi danh sách nguyện vọng.
Các nguyện vọng sẽ được xét từ trên xuống dưới, do đó, nguyện vọng thí sinh mong muốn được học nên được xếp ưu tiên hơn, cứ lần lượt theo thứ tự như vậy cho đến hết các nguyện vọng.
Ngoài ra theo ông Ngọc Anh, thí sinh cần nắm rõ các mốc thời gian và nguyên tắc của từng giai đoạn để không bị bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào. Cụ thể, từ nay đến ngày 30/7, thí sinh đăng ký, điều chỉnh và bổ sung nguyện vọng xét tuyển.
“Ở giai đoạn này, thí sinh không bị giới hạn số lần thay đổi lựa chọn, nhưng mỗi lần thực hiện cần làm đầy đủ quy trình đăng ký, bởi nếu bỏ dở quy trình, hệ thống sẽ công cập nhật thông tin đăng ký. Ngoài ra, các em cần nghiên cứu thật kỹ để “chốt” nguyện vọng trong khoảng thời gian này vì sau đó sẽ không thể thay đổi được các lựa chọn”, ông Ngọc Anh nói.
Giai đoạn từ ngày 31/7 đến 17h ngày 6/8, thí sinh sẽ nộp lệ phí xét tuyển trực tuyến. Các em cần lưu ý, nếu không thực hiện bước này hoặc thực hiện nhưng không nộp đầy đủ lệ phí, hệ thống sẽ không chấp nhận việc đăng ký nguyện vọng.
“Các năm trước đã từng có thí sinh quên không thực hiện bước này”, ông Ngọc Anh lưu ý.
ThS Đỗ Ngọc Anh cũng đưa ra lời khuyên về cách đặt nguyện vọng để tỷ lệ đỗ cao nhất. Cụ thể, thí sinh nên liệt kê danh mục các trường đại học có tuyển sinh ngành mình đã chọn kèm theo điểm chuẩn 2 - 3 năm gần nhất. Các em có thể lựa chọn từ 6-10 ngành tương đương với 6-10 nguyện vọng và chia danh mục thành này thành 3 nhóm.
Nhóm 1 gồm những ngành, trường có điểm trung bình các năm gần đây cao hơn điểm thi tốt nghiệp THPT của thí sinh từ 1-3 điểm. Nhóm hai gồm các ngành có điểm chuẩn tương đương hoặc hơn kém 1 điểm. Nhóm 3 là các ngành có điểm trúng tuyển trung bình những năm gần đây thấp hơn điểm thi 1-3 điểm. Mỗi nhóm thí sinh nên đăng ký ít nhất một nguyện vọng, sau đó, sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên giảm dần về sự yêu thích và phù hợp của bản thân.
PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Ngoại thương, cũng chia sẻ “công thức” tương tự khi thí sinh đăng ký nguyện vọng.
Đầu tiên, thí sinh cần xác định danh mục nguyện vọng bản thân mong muốn, sau đó xếp số nguyện vọng xét tuyển theo 3 nhóm: Nhóm ước mơ là các nguyện vọng thí sinh yêu thích nhất, dù mức điểm các năm trước khá cao; Nhóm vừa sức là các nguyện vọng thí sinh muốn học và có khả năng đỗ cao; Nhóm có cơ hội đỗ cao có thể điểm thấp hẳn, nhưng đảm bảo cho các em tránh rủi ro. Sau đó, thí sinh sẽ xếp lại danh mục đó theo mức độ yêu thích của bản thân.
Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), đưa ra lời khuyên với thí sinh không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng mà nên cân nhắc, phân bổ số nguyện vọng (có các ngành mình yêu thích và có các ngành có cơ hội đậu cao) để hạn chế rủi ro trượt tất cả các nguyện vọng.
“Thí sinh cần xếp thứ tự các nguyện vọng của mình theo thứ tự ưu tiên (sự mong muốn, yêu thích). Nếu thí sinh đỗ nguyện vọng được thí sinh xếp số 1 trên hệ thống thì hệ thống sẽ không xét tiếp, cho dù thí sinh có đủ điều kiện trúng tuyển các nguyện vọng khác”, bà Thủy nói.
Bà Thủy cũng lưu ý, thí sinh không nhất thiết phải xếp các nguyện vọng đã trúng tuyển sớm lên đầu, có thể xếp sau nếu đó chưa phải nguyện vọng mình thích nhất.
Đạt 22 điểm khối D01 nên chọn trường đại học phía Bắc nào?Đạt 22 điểm khối D01 nên lựa chọn ngành gì là câu hỏi được nhiều thí sinh, phụ huynh quan tâm. VietNamNet đưa ra một số gợi ý để thí sinh, phụ huynh tham khảo khi đăng ký xét tuyển đại học.