Người mẹ quá cố và tình yêu nghề bếp của 9X TP.HCM_lazio – fiorentina

作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【】 发布时间:2025-01-10 05:15:31 评论数:

Nghề chọn người

Từ nhỏ Nguyễn Linh (SN 1992) - chủ quán cơm tấm sườn cây trên đường Võ Thị Sáu,ườimẹquácốvàtìnhyêunghềbếpcủlazio – fiorentina phường 7, quận 3, TP.HCM không mơ mình sẽ trở thành đầu bếp mà ước được làm bác sĩ.

Năm 2020, khi học cuối cấp THPT, theo tiếng gọi của mơ ước ấy, anh đăng ký thi vào Trường Đại học Y Dược TP.HCM nhưng không đỗ vào ngành bác sĩ đa khoa như mong muốn. Linh chuyển qua học ngành Dược vì đủ điểm xét nguyện vọng 2.

Dù kinh tế khó khăn nhưng gia đình của Nguyễn Linh luôn ủng hộ anh đến giảng đường. “Nhưng biến cố gia đình ập tới khi ba tôi bị bệnh ung thư, việc học của tôi càng khó khăn hơn. Tôi vừa học vừa kinh doanh ẩm thực. Ba tôi mất sau đó không lâu, tôi càng cố gắng hơn để đỡ đần cho mẹ”, Linh kể.

Thời điểm đó, cách đây khoảng 6-7 năm, ẩm thực Sài Gòn rộ lên món “trà chanh chém gió”. Giới trẻ kéo nhau đến các quán trà chanh, tất nhiên không thể thiếu món xiên que, hồ lô nướng, cá viên chiên… Bắt nhịp xu hướng này, Nguyễn Linh chọn cách lấy xiên que đem bỏ mối cho nhiều địa chỉ quán ăn vặt và phần nào vượt qua được những khó khăn về chuyện học phí.

{keywords}
Anh Nguyễn Linh. Ảnh: Lưu Đình Long

Từ đó, trong anh nhen nhóm ý tưởng phát triển bản thân theo con đường ẩm thực. Do vậy, sau khi tốt nghiệp đại học, thay vì đi tìm việc đúng chuyên ngành học, Linh quyết định theo đuổi nghề bếp bằng cách mở một quán gà nướng cơm lam.

Quán ăn này không thành công do không phù hợp với phong cách ăn uống của số đông người TP.HCM, dù đó là món ăn lạ - có nguồn gốc từ vùng cao.

Hồi tưởng lại, Linh nói: “Tôi không nản lòng vì bản thân có niềm tin, yêu sâu sắc ngành nghề mình theo đuổi. Tôi nghĩ, đây cũng là một trong những yếu tố giúp mỗi người thành công trong công việc của mình”.

Quyết tâm như vậy, cộng với lòng yêu nghề nên ngay khi thất bại, Linh nhanh chóng tìm nguyên nhân, tiếp tục lắng nghe, học hỏi.

“Khi đó, ở nhà tôi có một đầu bếp cừ khôi là mẹ. Bà có món ruột là món cơm tấm sườn cây, thu phục khẩu vị không chỉ của ba mà còn nhiều người có dịp được thưởng thức”, anh nhắc lại cái duyên đưa mình đến với nghề. Trước đó, do nhà Linh cạnh nơi lưu trú của các cán bộ tỉnh đi công tác ở TP.HCM (trên đường Võ Thị Sáu, quận 3) nên mẹ anh nấu cơm này bán và được khách thưởng thức, khen ngon.

“Từ nhỏ, tôi đã học từ mẹ việc nấu nướng nhưng đến khi chuyển sang ý định mở quán cơm tấm, tôi mới bắt đầu nghiêm túc thực hành…”, Linh kể.

Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh

Thời điểm đó (cách đây 2-3 năm), mẹ Linh còn khỏe mạnh nên đã hỗ trợ con việc truyền nghề: Hướng dẫn con trai ướp sườn, nêm nếm… Nói tới nghề bếp thì vị giác là quan trọng nhất, người làm nghề phải nhạy vị và có những công thức riêng để món ăn mình ra được thực khách chấp nhận, đồng thời tạo những món riêng, chỉ có nhà hàng hoặc quán ăn của mình có. Mẹ Linh chia sẻ về bí quyết làm sườn ướp có mật ong, rồi đến cái tâm trong khi nấu nướng.

Còn bí quyết của Linh, ngoài nấu ngon thì còn cả nghệ thuật thú vị. “Nhiều người hay nghĩ, đầu bếp chắc tiếp xúc với lửa, với không khí nóng bức, áp lực của việc ra món… chắc nóng tính lắm! Tôi không thấy mình có “hệ quả” đó, ngược lại, luôn nghĩ, khi làm nghề mình phải thật vui vẻ thì mới nấu ra những món ngon và có chất thực sự.

Nếu bạn là thực khách có chú tâm khi ăn, bạn sẽ nhận ra ngay tâm trạng của người nấu nếu họ để buồn vui của ngày đó chi phối”, Linh tâm đắc khi nhận ra mối tương giao giữa đầu bếp và người thưởng thức.

Có tâm trong khi nấu mà Nguyễn Linh học được ở người mẹ vừa quá cố cách đây gần 2 năm của mình chính là nấu bằng niềm vui, xem thực khách như người nhà. Quán cơm tấm sườn cây do Linh mở hơn 3 năm nay có chút tiếng tăm trong làng cơm tấm Sài Gòn có lẽ nhờ tình yêu nghề, đặt tâm vào việc nấu bếp của bản thân cũng như những nhân viên được đào tạo bài bản.

“Tại quán, sườn ngày hôm nay không bán hết tôi sẽ không bao giờ sử dụng cho ngày hôm sau vì tiêu chí, chất lượng phải là yếu tố đầu tiên trong việc sinh tồn, phát triển của nghề. Chính vì vậy, mỗi khi nghĩ về mẹ, những thành công nhỏ bây giờ của tôi đều có cái tâm, cái tình mà mẹ đã truyền dạy”, Linh nói.

Dù đã là chủ quán, Nguyễn Linh vẫn không ngừng học hỏi. Trước dịch, bạn đăng ký học bếp Âu và về thương mại điện tử trong ngành ẩm thực tại một trường nghề. Với Linh, việc học không bao giờ phí, ngay cả như nghề Dược mà bạn đã dành thời gian trước đó ở giảng đường.

Theo Linh, nhờ có học Dược mà khi chế biến món ăn, bạn hiểu - cái đưa vào miệng là nguồn cơn gây bệnh tật chính của con người. Thực đơn của Linh vì thế sẽ kếp hợp các món ăn, thức uống phù hợp, tránh nguy cơ dư thừa chất này, lại thiếu chất kia trong một khẩu phần. Nhờ học về thương mại điện tử, Nguyễn Linh đã biết nâng cấp thương hiệu của quán để mọi người gần xa có thể tiếp cận dễ dàng hơn.

Linh chia sẻ: “Tôi quan niệm, nếu mình có sản phẩm tốt thực sự thì không ngại giới thiệu rộng rãi cho mọi người. Và nếu bạn muốn làm nghề bếp, có khiếu nấu thôi chưa đủ, bạn nên tham gia một khóa học để mở rộng khả năng, kiến thức của mình”.

Niềm vui của Linh bây giờ là mỗi ngày nhìn thấy những thực khách của mình đến quán thưởng thức món ăn chính bạn làm, “họ ăn hết phần đã gọi là mình biết, hôm đó mình đã làm tốt”.

Nấu món ngon cho thực khách theo ông chủ, kiêm đầu bếp 9X này, đó cũng là lời cảm ơn họ đến với mình và cũng là cách bạn thể hiện tình yêu mẹ mình, người thầy trao hướng rẽ, niềm tin.

“Tôi mong, tất cả bạn trẻ hãy cứ thử sức mình với ngành nghề mình thích, nỗ lực hết mình chắc chắn sẽ gặt hái hoa trái mà thôi”, Nguyễn Linh gửi gắm.

Thành công nghề bếp, Nguyễn Linh nghĩ đến những người nghèo ở vùng quê của ba mẹ mình (H.Càng Long, Trà Vinh). Do vậy, bạn đã tận dụng đất nhà (khoảng 6.000m2) ở xã Huyền Hội (Càng Long) để trồng vườn thuốc nam. Sau này, nơi đây sẽ trở thành chỗ cung cấp thuốc nam miễn phí cho người nghèo thông qua các phòng thuốc từ thiện trong tỉnh Trà Vinh hoặc bất cứ đâu cần đến. Linh nói, mình học Dược mấy năm cũng không đến nỗi phí là như thế.

Lưu Đình Long 

9X Nghệ An sáng lập ứng dụng lọt top được live-stream nhiều nhất thế giới

9X Nghệ An sáng lập ứng dụng lọt top được live-stream nhiều nhất thế giới

Năm 2019, GoStream được Facebook đưa vào danh sách 30 nền tảng được sử dụng để live-stream nhiều nhất trong 30 ngày trên thế giới.