Thông tin từ Đại học RMIT Việt Nam cho hay,êngiaRMITVẫncònxađểAIcóthểngangtầmvớitríthôngminhconngườtrùc tiep bong da bộ sách mới nhất của Tiến sĩ Karen ann Donnachie và Tiến sĩ Andy Simionato đến từ Đại học RMIT (Úc) mang theo dòng chữ cảnh báo: “Chú ý! Sách này không do con người thiết kế”. Thực ra, nguyên tác của các cuốn sách này là do con người viết ra, nhưng phiên bản mới gồm thơ Haiku và những hình ảnh vô cùng “lạ” và “độc” là do trí thông minh nhân tạo (AI) tạo nên.
Cỗ máy đọc sách của hai giảng viên Đại học RMIT sử dụng thị giác máy tính và nhận dạng ký tự quang học để “đọc” sách. Sau đó, cỗ máy dùng công nghệ học máy và xử lý ngôn ngữ tự nhiên để chọn ra một tổ hợp từ ngữ mang chất thơ từ trang sách và biến chúng thành một bài thơ Haiku, đồng thời xóa toàn bộ những từ còn lại.
Tiếp đến, cỗ máy này sẽ tìm kiếm hình ảnh minh họa trên Google phù hợp với đoạn thơ trên và gửi nội dung đến một nhà in trực tuyến. Quy trình sáng tác như vậy là hoàn tất.
Tính đến nay, cỗ máy đọc sách của hai giảng viên Đại học RMIT đã chuyển thể hơn mười hai cuốn sách, trong đó có cuốn “Chuyện người tùy nữ” của Margaret Atwood và “Bữa sáng ở Tiffany’s” của Truman Capote. Thành phẩm khiến người đọc hơi bối rối vì thường khá hài hước.
Tiến sĩ Simionato, Giảng viên khoa Kiến trúc và Thiết kế Đại học RMIT chia sẻ rằng, nhóm của ông đã “chạy thử nhiều phiên bản khác nhau cho mỗi cuốn sách và mỗi lần lại cho ra kết quả khác nhau. Mỗi thuật toán sẽ giải được một câu đố mới, tổ hợp luôn nằm sẵn ở đó nhưng chúng ta chưa từng nhận ra thôi”.
Dự án xuất phát từ mong muốn khuyến khích mọi người bàn luận về thơ văn trong thời đại của AI và gần đây được trưng bày ở triển lãm Sách nghệ thuật Melbourne tại Úc. Cả Tiến sĩ Donnachie và Tiến sĩ Simionato đều rất quan tâm đến tương lai của sách sau những đổi thay dữ dội trong cách sáng tạo và tiêu thụ nội dung hiện nay.
顶: 27踩: 3
评论专区