Ưu tiên việc nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho nông dân Trong hơn 1 tháng triển khai chiến dịch ứng dụng công nghệ số giúp nông sản Việt thoát cảnh “giải cứu” tại Hải Dương,ếtphụcnôngdânứngdụngcôngnghệsốquamôhìnhngườitruyềncảmhứtỷ số ngoại hạng anh đội ngũ của sàn thương mại điện tử Vỏ Sò của Tổng công ty Bưu chính Viettel (ViettelPost) đã tiếp cận với hơn 200 hộ nông dân nhưng chỉ khoảng gần 1/4 số đó quyết định mở gian hàng trên sàn. Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost) cho hay, sau khóa đào tạo đầu tháng 4 về kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Postmart cho các hộ kinh doanh 2 tỉnh Hà Nam và Thái Bình, số nhà cung cấp sau đó đưa sản phẩm lên sàn chỉ là 4. Bên cạnh lý do nhiều người chưa quen sử dụng công nghệ, một khó khăn không nhỏ là việc thay đổi tư duy “bán hàng truyền thống” của các hộ, hay sự hoài nghi về hiệu quả của việc đưa sản phẩm lên bán trên sàn thương mại điện tử. “Qua thời gian triển khai chiến dịch tại Hải Dương, chúng tôi nhận thấy việc tiếp nhận công nghệ của bà con còn nhiều hạn chế, mặc dù đội ngũ Vỏ Sò đã trực tiếp đến tận các nông trại, nhà vườn để hướng dẫn”, đại diện Viettel Post chia sẻ thêm. | Theo 2 doanh nghiệp bưu chính, khó khăn không nhỏ trong quá trình đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử là làm sao thay đổi thói quen, tư duy bán hàng truyền thống của nông dân. |
Cả hai doanh nghiệp bưu chính VietnamPost, ViettelPostđều có chung nhận định, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kỹ năng về chuyển đổi số cho nông dân là việc cần được chú trọng đầu tiên. Với quan điểm đó, thời gian qua, ở một số địa phương, đội ngũ chuyên quản sàn Postmart đã phối hợp với UBND tỉnh, huyện, xã, thậm chí là tới đội ngũ trưởng thôn, trưởng xóm để tổ chức các buổi hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh, trải nghiệm bán hàng trên sàn thương mại điện tử cho bà con. Điểm đặc biệt là những chia sẻ ở các buổi hướng dẫn này do chính những “người truyền cảm hứng” - hộ nông dân tại chính địa phương đã và đang kinh doanh thành công trên sàn thương mại điện tử. Nhận định các trải nghiệm, kinh nghiệm thành công này trước đây thường khó được chia sẻ bởi quan niệm giữ “bí mật kinh doanh”, đại diện sàn Postmart cho biết: “Để làm được điều đó, đội ngũ chuyên quản đã trực tiếp gặp gỡ và tiếp xúc trước với các cá nhân kinh doanh thành công để động viên cũng như có những cam kết về hỗ trợ thúc đẩy kinh doanh cho họ. Việc áp dụng cách thức này bước đầu có hiệu quả. Các buổi hướng dẫn thu hút được đông bà con tham gia”. Với những người nông dân chưa sắp xếp được thời gian tham dự các buổi hướng dẫn, đội ngũ chuyên quản sàn Postmart đã cắt cử nhân sự trực tiếp đến giới thiệu, hướng dẫn họ cách ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh. Phương thức đưa nhân sự trực tiếp xuống các trang trại, nhà vườn, hợp tác xã… để “cầm tay chỉ việc”, hướng dẫn bà con cách tạo tài khoản, livestream, viết nội dung giới thiệu sản phẩm và vận hành gian hàng trên sàn cũng được ViettelPost áp dụng tại Hải Dương, thu được những kết quả bước đầu. Mở rộng mô hình “người truyền cảm hứng”, lấy hợp tác xã làm hạt nhân Để chương trình hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ số đạt hiệu quả mong muốn, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đại diện ViettelPost đề xuất Bộ TT&TT chủ trì thúc đẩy chuyển đổi số các địa phương với vai trò định hướng và làm cầu nối liên kết với các bộ, ngành cùng các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp. Cam kết tiếp tục đóng góp vào tiến trình chuyển đổi số khu vực nông nghiệp, nông thôn, đại diện ViettelPost cho biết thời gian tới phối hợp cùng Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ tại các địa phương, doanh nghiệp này sẽ tiếp tục tổ chức các buổi đào tạo trực tiếp cho nông dân, từng bước giúp bà con hiểu rõ được lợi ích và quen dần với bán hàng qua sàn thương mại điện tử. ViettelPost sẽ tập trung trước hết vào các hợp tác xã, lấy hợp tác xã làm điển hình để các hộ nông dân tham khảo, kiểm nghiệm và học tập. | Trong 3 quý cuối năm 2021, ViettelPost dự kiến tập trung hỗ trợ chuyển đổi số cho nông dân ở 9 tỉnh. (Ảnh minh họa) |
ViettelPost cũng tiếp tục đẩy mạnh truyền thông, với mục tiêu thay đổi thói quen bán hàng truyền thống của nông dân cũng như thu hút người tiêu dùng mua nông sản, nhu yếu phẩm qua sàn thương mại điện tử. Theo kế hoạch, trong năm nay, sàn Vỏ Sò của ViettelPost sẽ tập trung hỗ trợ chuyển đổi số cho nông dân ở 9 tỉnh gồm: Sơn La, Lào Cai, Bắc Giang (quý 2); Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp (quý 3); Lâm Đồng, Nghệ An (quý 4). Cũng từ tháng 4 đến hết tháng 11, toàn bộ sản phẩm đạt tiêu chuẩn chứng nhận OCOP, VietGap sẽ được tập trung đưa lên sàn Vỏ Sò. Việc này sẽ được làm đồng loạt tại các địa phương, do các chi nhánh của ViettelPost đảm trách. Với VietnamPost, bên cạnh các chương trình truyền thông qua kênh mạng xã hội, hệ thống loa truyền thanh tại địa phương và lực lượng bưu tá trên toàn quốc, các chương trình đào tạo, hướng dẫn cho nông dân ứng dụng công nghệ số, tham gia sàn thương mại điện tử sẽ tiếp tục được triển khai. Đặc biệt, mô hình “Người truyền cảm hứng” đã thành công tại một số tỉnh, tới đây sẽ được đội ngũ Postmart áp dụng tại nhiều địa phương khác. Đội ngũ Postmart dự kiến triển khai kế hoạch “Đi từng xóm, gõ từng nhà” đối với các gia đình chưa có điều kiện và thời gian tham gia các buổi hướng dẫn. Mục đích là giúp các hộ dân có cái nhìn rõ ràng và cụ thể nhất về sàn thương mại điện tử, từ đó định hướng bà con chuyển đổi sang mô hình này. Ngoài ra, đội ngũ Postmart đã xây dựng các chương trình kích cầu mua sắm như: miễn phí vận chuyển, tặng Voucher giảm giá trực tiếp cho khách hàng… Vân Anh Thêm 33 nhà cung cấp nông sản trên 2 sàn thương mại điện tử của doanh nghiệp bưu chínhTrong 10 ngày đầu tháng 4, hai sàn thương mại điện tử của Vietnam Post và Viettel Post đã ghi nhận hơn 2.600 đơn nông sản và có thêm 33 nhà cung cấp sản phẩm nông sản và đặc sản vùng miền mở mới gian hàng. |