- Dịch tay chân miệng ở trẻ em đang diễn biến phức tạp tại phía Nam hiện đang là mối quan tâm lo ngại lớn của các bậc phụ huynh. VietNamNet sẽ có cuộc đối thoại với các chuyên gia về bệnh tay chân miệng cũng như tư vấn để phòng ngừa và tránh những biến chứng nguy hiểm.
Người đàn ông cao 2,ấuhiệutaychânmiệngtrởnặngcóthểkhiếntrẻtửsôi lac .tv5m ở Cà Mau và những cuộc 'chạy trốn' người xung quanh
Sản phụ bất ngờ ngưng tim, co giật khi bác sĩ mổ bắt cặp song sinh
15h ngày 12/10, VietNamNet sẽ có cuộc trao đổi trực tuyến với: PGS. TS Trần Đình Toán - Viện trưởng Viện dinh dưỡng lâm sàng và PGS.TS Bùi Vũ Huy - Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Nhiệt đới TW để giải đáp những thông tin xoay quanh dịch Tay chân miệng đang diễn biến phức tạp hiện nay.
Độc giả quan tâm có câu hỏi thắc mắc có thể gửi câu hỏi cho cách khách mời bằng cách bình luận trên bài viết giới thiệu được đăng tải trên Fanpage và phần bình luận trong lúc livestream cùng 2 khách mời.
Xem livestream với 2 khách mời tại đây:
Chương trình trao đổi trực tuyến sẽ được thực hiện song song trên trang Sức khỏe và Fanpage Đời sống của Báo VietNamNet.
Hai khách mời tham gia buổi livestream
PGS. TS Trần Đình Toán - Viện trưởng Viện dinh dưỡng lâm sàng
PGS.TS Bùi Vũ Huy - Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Nhiệt đới TW
Tính đến chiều 9/10, Bộ Y tế cho biết, số ca mắc tay chân miệng đã lên gần 62.000 ca, ở khắp 63 tỉnh, thành phố, trong đó có hơn 29.000 ca phải nhập viện, 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh phía Nam. Số mắc chủ yếu ghi nhận ở khu vực miền Nam chiếm 77,6%, miền Bắc chiếm hơn 10%. Các bệnh nhân chủ yếu thuộc nhóm từ 1-5 tuổi (chiếm gần 80%).
Bên cạnh những dấu hiệu nhẹ, tay chân miệng cũng có những biến chứng nguy hiểm diễn tiến nhanh chỉ trong thời gian ngắn, thậm chí nặng như sốc, viêm não, viên màng não....và tử vong nếu không xử lý kịp thời.
Nguyễn Hằng
Nhiều bậc cha mẹ hoang mang trước thông tin Việt Nam bùng phát dịch tay chân miệng do virus biến đổi gen, khiến số ca mắc và biến chứng nặng tăng đột biến.
(责任编辑:Cúp C2)