Cách nghĩ và cách làm mới trong xây dựng Chính phủ số_cược nhà cái

  发布时间:2025-01-27 04:44:58   作者:玩站小弟   我要评论
Tin thể thao 24H Cách nghĩ và cách làm mới trong xây dựng Chính phủ số_cược nhà cái。

Tại Hội nghị trực tuyến Giao ban quản lý nhà nước tháng 7/2020 của Bộ TT&TT diễn ra chiều 4/8,áchnghĩvàcáchlàmmớitrongxâydựngChínhphủsốcược nhà cái ông Đỗ Công Anh, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa cho biết, thời gian qua, Cục Tin học hóa đã triển khai một số nhiệm vụ liên quan tới xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số với cách nghĩ khác và cách triển khai mới.

Cách nghĩ và cách làm mới trong xây dựng Chính phủ số
 

Xây sản phẩm mẫu rồi cho dùng thử

Điển hình là việc triển khai Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, tỉnh (LGSP). Tính đến tháng 12/2019, cả nước mới có 4 bộ và 21 tỉnh xây dựng và kết nối LGSP với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP) do Cục Tin học hóa chủ trì xây dựng.

Bản thân LGSP không phải là phần mềm dành cho người dùng sử dụng trực tiếp để cảm nhận được. Nhiệm vụ của nền tảng này là kết nối các phần mềm với nhau. Do đó, với một số bộ, tỉnh mà lượng dữ liệu chưa nhiều thì chưa rõ hiệu quả của LGSP.

“Chúng tôi cho rằng, nếu có cái mới, mọi người chưa thực sự hiểu nó là gì, hoặc nó giúp ích được gì cho mình, thì cần có 1 sản phẩm mẫu để các nơi sử dụng thử. Sau khi dùng thử, trải nghiệm thử, họ sẽ hiểu hiệu quả và sẽ tìm cách triển khai”, ông Đỗ Công Anh bày tỏ.Với cách nghĩ khác đó, Cục Tin học hóa đã nâng cấp NGSP để cung cấp cho tất cả các đơn vị, bộ, tỉnh có nhu cầu. Thời gian triển khai kỹ thuật cho mỗi đơn vị trung bình là 1 ngày. Sau đó kết nối, đào tạo, chuyển giao mất khoảng 3-5 ngày.

Từ khi nâng cấp NGSP để phục vụ việc “dùng thử”, đến tháng 7/2020, toàn quốc đã có 55/63 tỉnh có LGSP, 8 tỉnh còn lại đều đang có kế hoạch triển khai, có đơn vị đang phê duyệt dự án, có đơn vị đang triển khai đấu thầu, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2020; 19/22 bộ, cơ quan ngang bộ đã có LGSP, 3 đơn vị còn lại đang trong quá trình đấu thầu, triển khai dự án.

Chủ động phục vụ người dân và doanh nghiệp

Một minh chứng nữa cho thấy hiệu quả vượt trội của cách nghĩ khác, cách làm mới, đó là trong việc triển khai dịch vụ công trực tuyến (DVCTT). Tính đến tháng 12/2019, Bộ TT&TT mới có 27% DVCTT mức 3, 17% DVCTT mức 4; toàn quốc có 26,68% DVCTT mức 3, 10,76% DVCTT mức 4.

Theo cách làm trước kia, mỗi bộ, tỉnh nâng mức độ DVCTT theo cách làm lần lượt, có thể đăng ký năm nay 10 DVCTT, sang năm 15 DVCTT. Thực tế cho thấy cách làm này không thực sự hiệu quả, tiến độ triển khai DVCTT nhìn chung còn chậm, số lượng hồ sơ DVCTT của người dân, doanh nghiệp rất thấp.

Cục Tin học hóa xác định cần phải chuyển từ tư duy cung cấp những gì đang có sang tư duy chủ động phục vụ người dân và doanh nghiệp, đồng thời đặt câu hỏi tại sao cơ quan nhà nước không chủ động cung cấp tất cả các dịch vụ công trên cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa?

Nghĩ khác - làm mới, Cục Tin học hóa đã phối hợp với Trung tâm Thông tin, Văn phòng Bộ TT&TT để triển khai áp dụng mô hình trước tiên tại Bộ TT&TT, nâng cấp cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa theo mô hình nền tảng, như vậy tất cả các dịch vụ công đều được triển khai đồng bộ, thống nhất.

Sau đó, Cục Tin học hóa triển khai cổng hỗ trợ thanh toán trực tuyến PayGov, kết nối với cổng dịch vụ công, cho phép người dân thanh toán trực tuyến. Điều này đồng nghĩa tất cả DVCTT mức 3 đã được đưa lên mức 4.

Đến tháng 7/2020, Bộ TT&TT và Bộ Y tế là 2 Bộ đầu tiên công bố đạt 100% DVCTT mức 4; toàn quốc có 30,69% DVCTT mức 3, 15,91% DVCTT mức 4. Vừa qua, Cục Tin học hóa đã phối hợp với Sở TT&TT Bến Tre, Sở TT&TT Tây Ninh và một số địa phương khác để phấn đấu đưa được tối đa DVCTT của các địa phương đó lên mức 4.

“Cục cũng đã có công văn gửi các sở TT&TT và đơn vị chuyên trách CNTT của các bộ, đề nghị kết nối với hệ thống PayGov để nhanh chóng đưa được các DVCTT mức 3 lên mức 4; xây dựng văn bản hướng dẫn triển khai DVCTT theo mô hình mới, phấn đấu đạt tối đa DVCTT mức 4”, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa chia sẻ thêm.

{keywords}
Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa Đỗ Công Anh trình bày cách làm mới trong xây dựng Chính phủ số tại Hội nghị trực tuyến Giao ban quản lý nhà nước tháng 7/2020 của Bộ TT&TT. Ảnh: Trọng Đạt.

Quản lý bằng số liệu

Gần đây, công tác theo dõi, đôn đốc giám sát quá trình triển khai chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số cũng đã và đang được áp dụng những cách nghĩ khác, cách làm mới.

Từ trước đến nay, việc đánh giá thực tế triển khai vẫn thường được tiến hành qua mẫu báo cáo, phiếu khảo sát.

Tuy nhiên, theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ TT&TT là “muốn quản lý tốt thì phải đo đạc được, phải có số liệu”, trong năm 2020, Cục Tin học hóa đã đẩy mạnh triển khai hệ thống giám sát Chính phủ điện tử (EMC).

Hệ thống này có khả năng thu thập, đo đạc mức độ sử dụng cổng DVCTT, hệ thống thông tin một cửa, đánh giá được mức độ truy cập của người dân vào DVCTT, đánh giá được mức độ nộp, xử lý và trả kết quả DVCTT, kể cả thời gian từ lúc nộp đến lúc trả kết quả của mỗi hồ sơ.

“Đến nay, 50 tỉnh, 7 bộ đã và đang liên hệ với Cục Tin học hóa để triển khai kết nối, dữ liệu liên tục được gửi về hệ thống EMC, bao gồm dữ liệu người dân truy nhập vào DVCTT thế nào, đến từ đâu (mạng xã hội hay Google Search hay vào thẳng cổng DVCTT), họ xem trang nào, nộp hồ sơ nhiều nhất vào dịch vụ công nào...”, Phó Cục trưởng Đỗ Công Anh nói.

Sẵn sàng đồng hành với địa phương và doanh nghiệp

Với cách nghĩ “không chỉ làm vai trò ra văn bản hướng dẫn, đôn đốc, tổng hợp báo cáo mà còn đồng hành cùng các Sở TT&TT, các đơn vị chuyên trách về CNTT, qua đó chủ động tháo gỡ vướng mắc trong triển khai”, Cục Tin học hóa đã đẩy mạnh các hoạt động song phương giữa Cục với từng sở, từng đơn vị chuyên trách CNTT; tổ chức các buổi làm việc trực tuyến nhanh, hiệu quả trong khoảng 15-30 phút.

Chủ động tạo lập các nhóm làm việc trực tiếp giữa cán bộ của Cục với các cán bộ của sở, đơn vị chuyên trách CNTT, thời gian qua, Cục đã tổ chức được các buổi đào tạo cả trực tiếp và trực tuyến với 100 chuyên gia về CNTT của các sở, đơn vị chuyên trách, qua đó thiết lập được mạng lưới mà gần như tất cả các vấn đề vướng mắc cần tháo gỡ sẽ được gửi trên các nhóm đến Cục Tin học hóa để xử lý kịp thời.

Về hoạt động đồng hành cùng các doanh nghiệp công nghệ số, với cách nghĩ “không chỉ là cơ quan quản lý nhà nước mà còn có vai trò dẫn dắt các doanh nghiệp số tham gia vào chuyển đổi số quốc gia”, Cục Tin học hóa theo sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ TT&TT đã tổ chức đều đặn Ngày thứ Sáu công nghệ với các sự kiện ra mắt nền tảng công nghệ.

“Đến giờ, Ngày Thứ Sáu công nghệ đã bước đầu có tiếng vang, có tác dụng. Rất nhiều doanh nghiệp công nghệ, thậm chí các startup, công ty ở Singapore đã liên hệ với Cục để giới thiệu các sản phẩm, nền tảng của mình, và đề nghị được tham gia ứng dụng công nghệ vào công cuộc phòng chống Covid”, Phó Cục trưởng Đỗ Công Anh cho hay.

Mặt khác, Cục Tin học hóa đã thu hút các doanh nghiệp cùng tham gia xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, chủ động góp ý cho các văn bản, chính sách, chủ động hỗ trợ các bộ, tỉnh triển khai xây dựng chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số.

Các địa phương thường chi 0,3% ngân sách nhà nước hàng năm cho CNTT. Với cách nghĩ “không coi đây là khoản chi, mà cần coi đây là khoản đầu tư và sẽ mang lại giá trị lớn hơn nhiều trong tương lai”, Bộ TT&TT liên tục làm việc với các địa phương, qua đó khuyến nghị các tỉnh dành ít nhất 1% chi ngân sách cho CNTT.

Bình Minh

Đi từng ngõ, gõ từng nhà, vận động người dân tải ứng dụng Bluezone

Đi từng ngõ, gõ từng nhà, vận động người dân tải ứng dụng Bluezone

50 triệu người dân cài đặt ứng dụng Bluezone, đó là mục tiêu mà Bộ TT&TT đề ra nhằm giúp Việt Nam nắm trong tay một công cụ hiệu quả để chống lại sự lây lan của Covid-19.

相关文章

最新评论