Gửi tiền ngân hàng nào nhận lãi cao nhất tháng 12?ửitiềnngânhàngnàonhậnlãicaonhấtthátỷ lệ kèo cái hôm nayThảo Thu(Dân trí) - Trong tháng 11, 16 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất. Có 11 ngân hàng đang áp dụng lãi suất huy động từ 6%/năm trở lên.Khảo sát của phóng viên Dân trítính đến hết tháng 11 cho thấy có 11 ngân hàng tiếp tục tăng nhẹ lãi suất trong tháng vừa rồi. Danh sách tăng lãi suất tiết kiệm gồm nhiều nhà băng tư nhân như Kienlongbank, CBBank, SeABank, BAOVIET Bank, HDBank, GPBank, LPBank, Nam A Bank, IVB, VietABank, VIB, MB, Techcombank, ABBank, VietBank và chỉ có một nhà băng quốc doanh là Agribank. Mức tăng phổ biến từ 0,1%/năm đến 0,4%/năm. Làn sóng tăng lãi suất tiết kiệm bắt đầu mạnh lên từ đầu tháng 4. Thời điểm đó, lãi suất cao nhất hệ thống cho kỳ hạn 12 tháng chỉ quanh 5%/năm, hiện lên cao nhất là 6,3%/năm. Hầu hết ngân hàng đều đang trả lãi suất từ 5,5%/năm cho kỳ hạn 12 tháng nhưng đa phần là ngân hàng quy mô vừa, nhỏ. MB, Agribank và VIB là các ngân hàng đã có 2 lần tăng lãi suất trong tháng 11. Riêng ABBank đã có 3 lần điều chỉnh lãi suất với mức tăng các kỳ hạn dưới 12 tháng. Tuy nhiên ABBank cũng đã 2 lần giảm lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng trong các lần điều chỉnh này. Chiều ngược lại, Bac A Bank giảm lãi suất trên diện rộng tại tất cả các kỳ hạn. Gửi ngân hàng nào nhận lãi 6%/năm? Theo thống kê, có 11 ngân hàng đang áp dụng lãi suất huy động từ 6%/năm trở lên. Trong số đó, lãi suất huy động cao nhất là 6,3%/năm, được ABBank áp dụng cho tiền gửi trực tuyến kỳ hạn 24 tháng và IVB áp dụng cho tiền gửi kỳ hạn từ 24 tháng trở lên. Cả 2 nhà băng trên cũng đang duy trì mức lãi suất huy động từ 6,1%/năm đến 6,2%/năm cho một số kỳ hạn gửi tiết kiệm khác. Trong đó, IVB niêm yết lãi suất 6,1%/năm cho khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn 18 tháng. ABBank niêm yết lãi suất 6,2%/năm cho kỳ hạn 15 và 18 tháng. SHB áp dụng lãi suất huy động trực tuyến 6,1%/năm cho tiền gửi kỳ hạn từ 36 tháng trở lên, Saigonbank cũng áp dụng mức lãi suất này với cho kỳ hạn 36 tháng. OceanBank và DongA Bank niêm yết lãi suất huy động 6,1%/năm cho tiền gửi tiết kiệm các kỳ hạn từ 18-36 tháng. GPBank mới đây cũng đưa lãi suất huy động lên đến 6,05%/năm cho tiền gửi trực tuyến các kỳ hạn từ 13-36 tháng. Các ngân hàng như BaoViet Bank, BVBank cũng niêm yết lãi suất 6%/năm cho tiền gửi trực tuyến các kỳ hạn từ 15-36 tháng. Trong khi đó, VietABank mới đây cũng đã nâng lãi suất kỳ hạn 36 tháng chạm ngưỡng 6%/năm. Lãi suất huy động có thể tăng nhẹ Tuần vừa rồi, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn yêu cầu các tổ chức tín dụng duy trì mặt bằng lãi suất tiền gửi ổn định, hợp lý, phù hợp với khả năng cân đối vốn, khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh và năng lực quản lý rủi ro, góp phần ổn định thị trường tiền tệ và mặt bằng lãi suất thị trường. Ngoài ra, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp, đơn giản hóa thủ tục cho vay,... phấn đấu giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Các tổ chức tín dụng tiếp tục chủ động thực hiện công bố lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân, lãi suất cho vay các chương trình tín dụng, gói tín dụng và các loại lãi suất cho vay khác (nếu có). Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho biết giai đoạn cuối năm, nhu cầu vốn của các ngân hàng ngày càng tăng cao để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng. Khi nhu cầu vay của người dân lớn thì vốn vay của các ngân hàng gặp tình trạng căng thẳng. Do đó, các ngân hàng cũng phải tích cực huy động, thu hút tiền gửi. Phía Ngân hàng Nhà nước siết chặt việc dùng vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn nên thời gian qua các ngân hàng có xu hướng tăng lãi suất ở các kỳ hạn dài. Ông Thịnh cho rằng Chính phủ luôn muốn hỗ trợ các doanh nghiệp hồi phục và tăng trưởng nên đã yêu cầu Ngân hàng giảm tối đa chi phí để có thể giảm hoặc giữ ổn định lãi suất như hiện nay. "Lãi suất cho vay không tăng mà giảm ít, còn lãi suất huy động có thể tăng nhẹ hoặc giữ nguyên trong tháng cuối năm", ông nhận định. |