8. Phát hiện sinh vật biển dài nhất thế giới
Các nhà thám hiểm đã phát hiện ra một loài động vật dài tới… 45 mét tại một hẻm núi ngầm ngoài khơi bờ biển Australia,ựkiệnkhoahọcđượcquantâmnhiềunhấtnătỷ số toluca được gọi là siphonophore, nó thực chất là một quần thể một sinh vật giống như san hô, có dạng chuỗi, màu trong mờ.
Siphonophore - sinh vật biển dài nhất thế giới được tìm thấy
7. "Starman" dạo một vòng quanh Sao Hỏa bằng siêu xe
Vào tháng 10 vừa qua, hình nộm "Starman" của SpaceX, ngồi trên ghế lái của chiếc siêu xe điện Tesla Roadster màu đỏ có giá 200.000 USD (gần 5 tỷ đồng) đã tiếp cận Sao Hỏa với khoảng cách gần nhất từ trước đến nay.
Starman trên chiếc siêu xe Tesla Roadster bay lơ lửng trong không gian
Chiếc xe thể thao và hình nộm đã nhanh chóng mục nát khi chỉ còn cách hành tinh đỏ dưới 8 triệu km ( gấp khoảng 19 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng). Starman cùng với chiếc Roadster đã quay quanh Mặt Trời trong khoảng hai năm, kể từ khi ra mắt vào tháng 2 năm 2018.
6. Xuất hiện siêu trăng hồng
Rằm tháng Tư năm nay chào đón một hiện tượng thiên hiếm có: siêu trăng hồng. Đó là thời điểm Mặt trăng gần Trái đất nhất, khiến nó trở thành trăng tròn lớn nhất trong năm. Nhưng siêu trăng hồng thực ra không phải màu hồng. Mặt trăng của tháng Tư được đặt tên theo loài hoa dại màu hồng Phlox subulata, nở rộ vào đầu mùa xuân ở miền đông Bắc Mỹ.
Siêu trăng hồng vào rằm tháng Tư
5. Rùa cũng biết… giơ ngón giữa
Năm nay, giải nhất cuộc thi "Ảnh động vật hoang dã hài hước" đã thuộc về Nhiếp ảnh gia Mark Fitzpatrick nhờ tấm ảnh ghi lại khoảnh khắc một chú rùa với động tác không thể bá đạo hơn: giơ… ngón tay thối trước máy quay. Thực chất chú rùa này chỉ đang cụp chiếc chân chèo của mình và một phần do góc chụp đã tạo nên một bức ảnh khiến ai nhìn cũng không thể nhịn cười. Bức ảnh đã mang đến niềm vui nho nhỏ trong một năm đầy khó khăn đối với nhiều người, cũng như giúp truyền bá mạnh mẽ thông điệp về bảo tồn động vật hoang dã.
Chú rùa với "thần thái" cực ngầu, động tác như đang giơ ngón tay thối về phía ống kính.
4. Xuất hiện lỗ thủng tầng ozone lớn nhất ở Bắc Cực
Vào tháng 4, các nhà khoa học đã phát hiện ra lỗ hổng lớn nhất trong tầng ozone từng được ghi nhận ở Bắc Cực. Lỗ thủng này bao phủ một khu vực có diện tích lớn gấp ba lần nước Greenland (2,166 triệu km2) và có khả năng khiến những người sống ở các vĩ độ cực bắc tiếp xúc với mức độ bức xạ cực tím cao. May mắn thay, lỗ thủng cuối cùng đã tự biến mất.
Lỗ thủng tầng ozone tại Bắc Cực lớn gấp 3 lần diện tích nước Greenland (2,166 triệu km2)
3. 'Oumuamua' vẫn có thể là phi thuyền của người ngoài hành tinh
'Oumuamua ‘ (tiếng Hawaii có nghĩa là "người báo tin" ) là một vật thể bí ẩn đến từ môi trường liên sao đã xuyên qua Hệ Mặt Trời của chúng ta vào năm 2017.
Vật thể bay không xác định Oumuamua nghi là công nghệ của người ngoài hành tinh
Một số người nghi ngờ rằng vật thể hình điếu xì gà này là một loại công nghệ của người ngoài hành tinh, đặc biệt là vì nó đang tăng tốc như thể đang được điều khiển. Ngay sau đó, các nhà khoa học đã nhanh chóng chỉ ra rằng khả năng có nguồn gốc ngoài hành tinh là rất nhỏ. Tuy nhiên, vào tháng 8, các nhà vật lý thiên văn đã công bố một nghiên cứu bác bỏ giả thuyết trên - rằng hydro đang hoạt động để đẩy vật thể. Điều này có nghĩa là vẫn có hy vọng đó là người ngoài hành tinh!
2. Phát hiện một cơ quan mới trên cơ thể người
Một bộ tuyến nước bọt mới của con người đã được tìm thấy ẩn sau mũi.
Tuyến nước bọt hình ống, ẩn sau mũi
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một bộ tuyến nước bọt nằm sâu trong phần trên của cổ họng. Tuyến này có dạng bọt hình ống, có chiều dài đáng kể là 1,5 inch (3,9 cm), có chức năng bôi trơn và làm ẩm vùng cổ họng phía sau mũi và miệng.
1. Virus SARS-CoV-2 (Virus Corona) và đại dịch COVID-19
Cuối cùng không thể không kể đến Đại dịch Covid-19, tin tức khoa học lớn nhất năm 2020.
Virus SARS-CoV-2 (Virus Corona) và đại dịch COVID-19 chính là mối quan tâm của toàn nhân loại năm 2020
Ba vấn đề liên quan đến Coronavirus được tìm kiếm nhiều là:
Các triệu chứng của COVID-19
Những người bị COVID-19 có thể mắc bệnh không triệu chứng, nhẹ hoặc nặng và có thể gặp nhiều triệu chứng. Đây chính là chủ đề thu hút vô số những cú nhấp chuột tìm kiếm.
Coronavirus không được tạo ra trong phòng thí nghiệm
Nguồn gốc của loại coronavirus mới ban đầu không rõ ràng, điều này làm nảy sinh những tin đồn dai dẳng rằng loại virus này được tạo ra bởi các nhà khoa học và và phát tán từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc, nơi bùng phát dịch bệnh. Nhưng một phân tích về bộ gen của SARS-CoV-2 cho thấy rằng virus này là tự nhiên, và rất khó có khả năng do con người tạo ra. Hiện vẫn chưa có bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 là do con người tạo ra.
Phát sinh nhiều tin đồn thiếu căn cứ về nguồn gốc của Virus SARS-CoV-2
COVID-19 khác với bệnh cúm
Khi virus Corona mới xuất hiện, một số người cho rằng vì các triệu chứng do nó gây ra dường như trùng lặp với các triệu chứng của virus cúm theo mùa nên hai loại virus này có mối đe dọa tương tự nhau. Tuy nhiên, các nhà khoa học và bác sĩ sớm nhận ra điều này không đúng - coronavirus lây lan dễ dàng hơn nhiều và có tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều so với bệnh cúm.
(Theo VnReview, Livescience)
Có những lời nói lừa đảo hàng tỷ USD, song lại có những phát ngôn gây ảnh hưởng nặng nề đến hàng chục năm sau.