VTV nói lý do một số kênh biến mất trên nền tảng truyền hình_ty le bong 88
Mới đây,óilýdomộtsốkênhbiếnmấttrênnềntảngtruyềnhìty le bong 88 Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã lên tiếng về việc một số kênh VTV "biến mất" khỏi các ứng dụng truyền hình, đang thu hút sự quan tâm của dư luận những ngày qua.
Trong bài đăng mới nhất, VTV cho biết, trong vai trò là Đài Truyền hình Quốc gia, VTV không ngừng khẳng định vị thế với việc cung cấp các chương trình hấp dẫn, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khán giả.
VTV đã không ngừng đầu tư để nâng cao chất lượng nội dung, đồng thời chủ động phân phối nội dung trên nhiều nền tảng, từ nền tảng truyền hình truyền thống đến nền tảng truyền hình số quốc gia VTVgo.
Bên cạnh VTV1 là kênh truyền hình thiết yếu, phát sóng miễn phí, VTV còn cung cấp gói kênh từ VTV2 đến VTV9, VTV Cần Thơ và đã hợp tác với các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình theo hợp đồng tiếp phát sóng trong nhiều năm qua.
Qua đó, gói kênh VTV luôn là gói kênh cơ bản của mọi dịch vụ truyền hình, đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút thuê bao và mang lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp viễn thông.
Tuy nhiên, chi phí bản quyền mà các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình đang chi trả cho VTV chưa phản ánh đúng giá trị mà nội dung của VTV mang lại cho các đơn vị truyền hình trả tiền.
Theo đó, từ cuối tháng 11/2024, VTV đã khởi động làm việc, trao đổi với các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền về một mô hình hợp tác mới.
Đến nay đã có nhiều đơn vị thống nhất được với VTV về việc hợp tác tiếp phát sóng. Đối với các đơn vị vẫn chưa đạt được thỏa thuận, VTV không có cơ sở pháp lý cần thiết để duy trì cung cấp tín hiệu cho toàn bộ gói kênh VTV.
Cũng theo thông báo này, công tác đàm phán vẫn đang tiếp tục.
Các đơn vị liên quan sẽ có cuộc làm việc dưới sự chủ trì của lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông mong sớm đạt được thỏa thuận công bằng, hài hòa, vì lợi ích chung.
Hiện tại, để xem đủ gói kênh VTV, người dùng có lựa chọn xem trên nền tảng truyền hình số VTVgo, hệ thống truyền hình số mặt đất, hoặc một số nền tảng truyền hình trả tiền đã đạt được thỏa thuận.
Thông báo được đưa ra sau khi hai kênh VTV2 và VTV3 biến mất trên một số nền tảng như FPT Play, TV360, MyTV từ ngày 16/1.
Lý do được cả ba nền tảng này đưa ra là "chưa đạt được thỏa thuận với Đài Truyền hình Việt Nam".
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, số lượng thuê bao truyền hình trả tiền tại Việt Nam tăng từ 18,3 triệu năm 2023 lên 21 triệu thuê bao năm 2024.
Lĩnh vực truyền hình trả tiền tại Việt Nam tồn tại 4 bài toán lớn về giá, bản quyền trên không gian mạng, phí bản quyền âm nhạc và xử lý tình trạng quảng cáo cờ bạc, cá độ trong các giải đấu thể thao.
相关文章
Djokovic khởi đầu vất vả tại Roland Garros 2024
Video tennis Novak Djokovic 3-0 Pierre-Hugues Herbert:Đối đầu tay vợt hạng 142 của nước chủ nhà Pier2025-01-24Á hậu Thùy Dung công khai bạn trai, dân mạng hỏi về Hoa hậu Mỹ Linh
Mới đây, Thùy Dung - Á hậu Việt Nam 2016 - đăng lên Instagram cá nhân bức ảnh tình cảm cô cùng chụp2025-01-24Thủ khoa 2 lần trượt đại học, bỏ dở sư phạm để tìm lối đi riêng
Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyễn Hải Vân (cựu sinh viên Trường ĐH Y tế công cộng) cho rằng “Việc tr2025-01-24Đề thi thử nghiệm môn Lịch sử kỳ thi THPT quốc gia 2017
- Bộ GD-ĐT đã công bố đề thi tham khảo môn Lịch sử kỳ thi THPT quốc gia 2017.Xem chi tiết tại đây.Xe2025-01-24Những câu chuyện siêu hài hước của chàng trai từ nơi cách ly
Những ngày ở khu cách ly, chàng trai 28 tuổi Vũ Việt Linh (quê ở Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đã tạo đượ2025-01-24Bắt 16 nữ tội phạm công nghệ cao
Công an tỉnh Phú Yên vừa phối hợp với Tổng cục An ninh 1 (Bộ Công an) bất ngờ “đánh” án một tổ chức2025-01-24
最新评论