Nhân viên Huawei tiến về phía nhà ăn tại trụ sở Thâm Quyến hôm 22/5. Ảnh: Bloomberg |
Bước qua cánh cổng dẫn vào trụ sở rộng lớn của Huawei tại miền nam Trung Quốc,đanglàmgìđểchốngchọicácđòntấncôngtừMỹkèo cá cược bóng đá bạn sẽ chứng kiến không khí lao động điên cuồng. Những xe tải nhỏ màu xanh neon chở nhân viên từ văn phòng này đến văn phòng nọ, đèn sáng suốt đêm và căng-tin mở đến khuya.
Hãng công nghệ lớn nhất thế giới đang theo đuổi cái gọi là “văn hóa bầy sói”. Đặc biệt, khi Huawei phải đối mặt với hàng loạt đòn tấn công từ phía chính quyền Trump, văn hóa này càng được đẩy mạnh. Ngày 17/5, Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei vào danh sách hạn chế thương mại, cấm mua phần mềm, linh kiện Mỹ nếu không có giấy phép.
Theo nguồn tin của Bloomberg, Huawei đã giao cho khoảng 10.000 lập trình viên làm 3 ca/ngày tại các văn phòng Thượng Hải, Thẩm Quyến và Tây An để loại bỏ nhu cầu sử dụng bảng mạch và phần mềm của Mỹ. Từ người gác cổng đến tài xế, tất cả đều được thông báo về những khó khăn hiện tại và chuẩn bị cho áp lực thị trường, chính trị ngày một leo thang. Huawei từ chối bình luận trừ việc cho biết đã có kế hoạch dự phòng cho các tình huống như thế này.
Một người giấu tên tiết lộ, các kỹ sư trong vài nhóm đã vài ngày chưa về nhà. Trong số các dự án, họ đang nghiên cứu ăng-ten trạm gốc, linh kiện mà các công ty Mỹ như Rogers đang sản xuất và chỉnh sửa thiết kế của toàn bộ trạm gốc 4G để cạnh tranh với Ericsson AB và Nokia.
Một nhóm trưởng giấu tên cho hay: “Đây không phải là câu hỏi chúng tôi có thắng không mà chúng tôi phải thắng”. Anh phụ trách nhóm nghiên cứu chip kết nối. “Đây là trận chiến mà Trung Quốc phải có ngành công nghiệp công nghệ truyền thông độc lập”. Trên diễn đàn trực tuyến dành cho nhân viên Huawei, thông điệp “Chiến binh giáp vàng không bao giờ quay về cho đến khi đánh bại Trump từ Mỹ” được chia sẻ.
Các hành động của chính quyền Mỹ có thể cản bước tăng trưởng thần tốc của Huawei. Công ty hiện là nhà cung cấp thiết bị viễn thông hàng đầu thế giới và nhà sản xuất smartphone số 2 sau Samsung. Lệnh cấm cũng đe dọa tới các nhà sản xuất chip từ Mỹ tới châu Âu do chuỗi cung ứng toàn cầu rung chuyển. Nó còn có thể làm gián đoạn việc triển khai 5G trên toàn cầu, làm suy yếu tiêu chuẩn đứng sau mọi thứ từ xe tự lái đến robot phẫu thuật.