Tại sao nhiều người ghét emoji mặt cười?_ket qua ngoai hang anh hom qua
Nhân ngày Quốc tế emoji 17/7,ạisaonhiềungườighétemojimặtcườket qua ngoai hang anh hom qua một lần nữa câu hỏi "vì sao nhiều người ghét biểu tượng mặt cười" lại được bàn luận nhiều trên Internet.
Biểu tượng emoji "mặt cười" (smiley) ra đời cuối những năm 90 của thế kỷ 20 bởi Shigetaka Kurita, một nhân viên của công ty viễn thông Nhật NTT Docomo. Theo Quarzt, ban đầu emoji này được dùng để thể hiện sự hạnh phúc với hình tượng một gương mặt đang nhoẻn miệng cười.
Tuy nhiên, vì cách thể hiện của họa sĩ khiến nhiều người ngày nay sử dụng hàm ý sâu xa của nó nhiều hơn nghĩa gốc. Trang Quarzt mô tả emoji smiley mang ý nghĩa của sự khinh miệt, nhạo báng. Thậm chí, đôi lúc nó còn được hiểu là dấu hiệu của sự nguy hiểm, thâm độc che dấu bên trong một nụ cười.
Biểu tượng smiley bị rất nhiều người dùng ghét vì cho rằng đây không phải là nụ cười thành thật. |
Một bài viết thu hút 19.000 lượt thích đăng tải trên Zhihu, trang hỏi đáp lớn tại Trung Quốc lý giải khá khoa học cho biểu tượng mặt cười này. Theo An Yong, tác giả bài viết, nụ cười bình thường hình thành từ cơ gò má, cơ mi mắt, cơ môi.
Biểu tượng smiley thể hiện một nụ cười vô cảm khi các cơ gò má cố khéo miệng lên những cơ môi đang cố kìm lại nụ cười. Thêm nữa, cơ mi mắt hoàn toàn đứng yên vô hồn.
"Khi bạn cười thật tâm, các cơ trên gương mặt bạn sẽ hoạt động dữ dội. Cơ mi sẽ khiến bạn nhắm tịt mắt lại", An Yong chia sẻ trên bài viết.
Bên cạnh đó, ánh mắt của biểu tượng smiley không thể hiện dấu hiệu của trạng thái cười. Trên WeChat, ánh mắt biểu tượng smiley nhìn xuống thể hiện cho sự thay đổi tâm trạng như tiêu cực, cảm giác tội lỗi, thất vọng, không đồng tình, giận dữ, nhút nhát...
Trang Quarzt khuyên người dùng không nên sử dụng biểu tượng smiley khi muốn thể hiện sự hạnh phúc qua nụ cười bởi nó có thể bị hiểu sai. Thay vào đó người dùng nên dùng những biểu tượng thể hiện nụ cười chân thành hơn.
Niềm hạnh phúc có thể biểu hiện một cách chân thành qua những emoji này. |
Các emoji có nghĩa là "ký tự hình ảnh", ban đầu được vẽ lại từ các emoticon "biểu tượng cảm xúc" để diễn đạt cảm xúc của con người khi nhắn tin.
Vì nhiều lỗi hình ảnh mà một số emoji bị hiểu sai ý nghĩa. Ví dụ emoji "high five" (hai bàn tay đập vào nhau) bị hiểu nhầm là "pray" (chắp tay cầu nguyện), emoji "trái đào" là bị hiểu là mông người...
Năm 2017, emoji "cười ra nước mắt" được bình chọn là biểu tượng cảm xúc của năm. Ảnh: Emojipedia. |
Từ năm 2014, Jeremy Burge, người sáng lập bách khoa toàn thư Emojipedia đã chọn ngày 17/7 làm ngày Quốc tế emoji. Ngày này được chọn vì có một emoji hình lịch trên iOS được họa sĩ vẽ dòng chữ "17 July".
Để ăn mừng ngày quốc tế emoji, người dùng sẽ chọn ra emoji của năm. Năm 2017, biểu tượng "cười ra nước mắt" được bình chọn là emoji được yêu thích nhất, xếp thứ hai là "cục phân" và thứ ba là "gương mặt đăm chiêu".
相关文章
HLV ĐT Thái Lan ngỏ ý giúp Hoàng Đức sang Nhật Bản
HLV ĐT Thái Lan được cho là đã gặp gỡ và trao đổi với Hoàng Đức về việc sang Nhật Bản thi đấu, ngay2025-01-11Thanh Hằng đội mũ lông ấn tượng, Lý Nhã Kỳ diện cut
Thanh Hằng lựa chọn layout sắc sảo khi diện thiết kế ôm sát, vải gấm in hoạ tiết hoa vă2025-01-11Nữ sinh tố giám thị chép bài cho thí sinh đạt giải nhì học sinh giỏi tỉnh
Theo kết quả Kỳ thi chọn Học sinh giỏi tỉnh lớp 11 năm học 2016 - 2017 mà Sở GD-ĐT Nghệ An vừa công2025-01-11Hình thành văn hóa bảo mật để tăng khả năng phòng vệ trước tấn công ransomware
Những ngày qua, không gian mạng xuất hiện chiến dịch tấn công mã hóa dữ liệu tống tiền – ransomware2025-01-11- MU có ý định mua Harry WinksOle Gunnar Solskjaer thừa nhận, MU đang có ý định chuyển nhượng tiền vệ2025-01-11
Bình chọn giải pháp an toàn thông tin Việt Nam xuất sắc năm 2024
Ngày 16/5, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam – VNISA chính thức thông tin về chương trình ‘Chìa kh2025-01-11
最新评论