Bộ Tài chính, BHXH Việt Nam và Huế dẫn đầu cả nước về ứng dụng CNTT_kqbd manchester united

时间:2025-01-26 17:08:07来源:Betway作者:Ngoại Hạng Anh
{keywords}
Thừa Thiên Huế,ộTàichínhBHXHViệtNamvàHuếdẫnđầucảnướcvềứngdụkqbd manchester united Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bình Dương và TP.HCM là 5 địa phương dẫn đầu về mức độ ứng dụng CNTT năm 2019 (Ảnh minh họa: (Ảnh minh họa: sdl.thuathienhue.gov.vn)

Mức độ ứng dụng CNTT của cả 3 khối cơ quan nhà nước đều tăng

Báo cáo đánh giá mức độ ứng dụng CNTT của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2019 (gọi tắt là báo cáo ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước năm 2019) vừa được Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT công bố.

Đây là năm thứ ba liên tiếp Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT thực hiện báo cáo này trên cơ sở tổng hợp, phân tích từ báo cáo tình hình ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử của các bộ, ngành, địa phương (có đối chiếu với số liệu theo dõi, kiểm tra của Bộ TT&TT) và kết quả kiểm tra trực tuyến trên trang/cổng thông tin điện tử của các cơ quan.

{keywords}
Chỉ số ứng dụng CNTT năm 2019 của các bộ, ngành, địa phương đều tăng so với năm 2018.

Theo báo cáo, năm 2019 chỉ số mức độ ứng dụng CNTT của cả 3 khối cơ quan (gồm khối bộ, cơ quan ngang bộ; khối các cơ quan thuộc Chính phủ; khối các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) đều tăng so với năm 2018, nhất là khối bộ, cơ quan ngang bộ tăng nhiều nhất.

Cụ thể, chỉ số mức độ ứng dụng CNTT trung bình của khối bộ, cơ quan ngang bộ đã tăng từ mức 0,69 của năm 2018 lên 0,82 điểm trong năm 2019. Tất cả các chỉ số thành phần trung bình của các bộ, cơ quan ngang bộ năm 2019 đều tăng so với năm 2018, trong đó, chỉ số về hạ tầng kỹ thuật CNTT và ứng dụng CNTT trong hoạt động của bộ tăng nhiều nhất.

“Điều này chứng tỏ rằng năm 2019, các bộ, cơ quan ngang Bộ đã chú trọng hơn trong việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật và triển khai nhiều ứng dụng phục vụ phát triển Chính phủ điện tử”, Cục Tin học hóa nhận xét.

Nhóm 5 cơ quan dẫn đầu khối bộ không thay đổi

Về xếp hạng, không có sự thay đổi về vị trí xếp hạng của nhóm 5 cơ quan dẫn đầu khối các bộ, cơ quan ngang bộ. Theo đó, với việc đạt tổng điểm 0,9291, Bộ Tài chính tiếp tục xếp vị trí số 1 trong 17 bộ, cơ quan ngang bộ được đánh giá năm 2019. Bốn vị trí tiếp theo vẫn lần lượt thuộc về các bộ: Công Thương, TT&TT, Y tế và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

{keywords}
Top 10 bộ, cơ quan ngang bộ dẫn đầu về mức độ ứng dụng CNTT năm 2019.

Với việc cải thiện đáng kể ở chỉ số hạ tầng CNTT và ứng dụng CNTT trong hoạt động của bộ, Bộ Giao thông Vận tải đã vươn lên có tên trong nhóm 10 bộ, cơ quan ngang bộ có mức độ ứng dụng CNTT cao nhất, tăng 4 bậc so với năm 2018.

Trong khi đó, dù đạt chỉ số tổng thể tăng nhẹ so với năm ngoái song Bộ GD&ĐT vẫn bị giảm 5 bậc, xếp vị trí thứ 15/17 trong bảng xếp hạng do các cơ quan khác có mức tăng điểm mạnh hơn.

Thủ đô Hà Nội lần đầu có tên trong Top 10

Ở khối 7 cơ quan thuộc Chính phủ, cũng có chỉ số mức độ ứng dụng CNTT trung bình tăng so với năm 2018, xếp hạng năm 2019 của khối cơ quan này tiếp tục ghi nhận lần thứ ba liên tiếp Bảo hiểm xã hội Việt Nam đứng đầu.

Tăng 2 bậc so với năm 2018, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam xếp ở vị trí thứ 2 trong khối các cơ quan thuộc Chính phủ. Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Truyền hình Việt Nam lần lượt xếp các vị trí thứ 3, 4 và 5.

{keywords}
Chỉ số tổng thể mức độ ứng dụng CNTT của các cơ quan thuộc Chính phủ năm 2019.

Đặc biệt, ở nhóm 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong 3 năm Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT thực hiện báo cáo đánh giá mức độ ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước, vị trí số 1 liên tục được “hoán đổi” giữa Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế. Năm 2019, với việc đạt tổng điểm 0,9039, Thừa Thiên Huế dẫn đầu cả nước, tiếp theo đó là Quảng Ninh, Bình Dương, TP.HCM, Khánh Hòa, An Giang, Thanh Hóa, Lâm Đồng và Hà Nội.

Lần lượt tăng 6 và 2 bậc so với xếp hạng năm 2018, An Giang và Hà Nội cùng có tên trong Top 10 địa phương dẫn đầu về mức độ ứng dụng CNTT năm 2019. Cụ thể, An Giang xếp vị trí thứ 7, còn Hà Nội cùng xếp vị trí thứ 9 với Lâm Đồng.

{keywords}
Top 10 địa phương dẫn đầu về mức độ ứng dụng CNTT năm 2019.

Là 2 địa phương nằm trong nhóm 5 tỉnh xếp cuối bảng xếp hạng năm 2018, trong năm 2019, Đồng Tháp và Bình Phước đã có sự cải thiện thứ hạng: Đồng Tháp tăng từ vị trí thứ 61 lên 45, còn Bình Phước tăng từ thứ 59 lên 57. Hòa Bình cũng là địa phương đã có mức độ ứng dụng CNTT tăng mạnh so với năm 2018 khi tăng tới 24 bậc, từ vị trí thứ 58 lên xếp thứ 34.

Năm địa phương ở nhóm cuối cùng bảng xếp hạng khối các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Cao Bằng, Kon Tum, Bạc Liêu, Nghệ An và Bến Tre.

Theo nhận xét của cơ quan thực hiện báo cáo, một số tỉnh có sự thay đổi tích cực về vị xếp hạng chủ yếu là do triển khai tốt các hạng mục ứng dụng CNTT, đặc biệt là đẩy mạnh triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. 

Cũng như các năm trước, việc đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT năm 2019 đã được Cục Tin học hóa thực hiện theo 3 nhóm cơ quan, đơn vị (các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), với 6 hạng mục gồm: Hạ tầng kỹ thuật CNTT; Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan; Trang/cổng thông tin điện tử; Cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Cơ chế, chính sách và quy định cho ứng dụng CNTT; Nhân lực cho ứng dụng CNTT. Mỗi hạng mục được kiểm tra, tính điểm và tổng điểm của các hạng mục được sử dụng để xếp hạng tổng thể cho cơ quan.

Báo cáo đánh giá mức độ ứng dụng CNTT năm 2019 là một trong những tài liệu hữu ích phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách triển khai ứng dụng CNTT tiến tới xây dựng thành công Chính phủ điện tử, Chính phủ số tại Việt Nam.

Vân Anh

Việt Nam tăng tiếp 2 bậc về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử

Việt Nam tăng tiếp 2 bậc về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử

Theo Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử năm 2020 mới được Liên hợp quốc công bố, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 86/193 quốc gia, tăng 2 bậc so với năm 2018. Việt Nam đã duy trì tăng hạng liên tục từ năm 2014 đến nay.

相关内容
推荐内容