Quang cảnh phiên họp.
Sáng 13/9,ìnhhìnhtộiphạmmatúydiễnbiếnphứctạptrongnăkèo 1.5 tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các báo cáo công tác năm 2023 của Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật và công tác thi hành án năm 2023.
Số ma túy tổng hợp thu giữ tăng hơn 1.484%
Trình bày báo cáo thẩm tra, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường cho biết, về công tác phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, năm 2023, Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp, bảo đảm phát triển kinh tế, ổn định đời sống người dân và đấu tranh có hiệu quả đối với các vi phạm pháp luật và tội phạm.
Lực lượng Công an đã triển khai nhiều biện pháp để phát hiện, xử lý nhanh chóng những điểm nóng; kịp thời truy bắt các đối tượng khủng bố, chống chính quyền nhân dân; xử lý nghiêm minh nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp; tổng số vụ án được phát hiện tăng so với cùng kỳ.
Một số loại tội phạm được kiềm chế và kéo giảm như số vụ phạm tội có tổ chức giảm 26,92%; số vụ dâm ô với người dưới 16 tuổi giảm 5,62%. Về tình hình an toàn giao thông, giảm cả 3 tiêu chí: số vụ tai nạn, số người chết và số người bị thương.
Tuy nhiên, cũng theo Ủy ban Tư pháp, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng tổng thể chung, tội phạm gia tăng cả về số vụ, số người chết và thiệt hại tài sản do tội phạm gây ra.
Trong đó một số loại tội phạm tăng mạnh như tội phạm giết người; cướp tài sản; cướp giật; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; cho vay lãi nặng; gây rối trật tự công cộng...
Đáng chú ý, trong các loại tội phạm, số vụ tội phạm ma túy phát hiện tăng 18,42%; số ma túy tổng hợp thu giữ tăng đặc biệt cao (1.484,19%), cho thấy diễn biến hết sức phức tạp của tội phạm ma túy.
Tình trạng sử dụng trái phép ma túy, nhất là ma túy tổng hợp diễn ra ở nhiều địa phương; xuất hiện một số loại ma túy được "núp bóng" thuốc lá điện tử, đồ uống, thực phẩm,... gây tác hại nhiều mặt đến thanh, thiếu niên.
Trao đổi thêm về tình hình tội phạm ma túy, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Văn Tuyến cho biết, số vụ và số ma túy thu giữ tăng, tuy nhiên trong đó nhiều vụ là vận chuyển, trung chuyển qua địa bàn Việt Nam, không chỉ thuần túy qua đường bộ mà còn qua đường biển, đường hàng không.
Các đường dây ma túy không chỉ từ khu vực "Tam giác vàng," mà còn cả từ châu Phi trung chuyển qua Việt Nam sang nước thứ ba.
Theo thống kê thì hơn 37,8% các vụ ma túy là trung chuyển qua địa bàn Việt Nam.
"Việc tăng số vụ ma túy xử lý, phát hiện cho thấy nỗ lực của Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng, cũng như hợp tác quốc tế trong phát hiện, đấu tranh các đường dây ma túy trung chuyển qua Việt Nam," Thứ trưởng Bộ Công an đánh giá.
Bên cạnh đó, theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp, công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn một số bất cập, dẫn đến các đối tượng lợi dụng để phạm tội, như đăng kiểm phương tiện giao thông, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép khai thác khoáng sản, cấp phiếu lý lịch tư pháp...
Về tội phạm tham nhũng, chức vụ, các cơ quan chức năng phát hiện tăng 71,46% về số vụ, tăng 116,17% số đối tượng; đặc biệt, số vụ nhận hối lộ được phát hiện tăng 312,5%.
Điều này cho thấy, với quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước ta, công cuộc chống tham nhũng ngày càng hiệu quả. Bên cạnh đó, kết quả trên cũng thể hiện công tác quản lý nhà nước, phòng ngừa tham nhũng còn hạn chế.
Phát hiện, xử lý các hành vi "Nhận hối lộ" có chuyển biến mạnh mẽ
Còn về công tác phòng, chống tham nhũng, theo báo cáo của Chính phủ, trong năm 2023, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan chức năng đã nỗ lực lớn, quyết tâm cao, thực hiện nghiêm túc kết luận của Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, có bước tiến mới, quyết liệt, đồng bộ, toàn diện và hiệu quả hơn, để lại dấu ấn tốt, củng cố thêm niềm tin của nhân dân, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2022.
Thẩm tra báo cáo, Ủy ban Tư pháp đánh giá, năm 2023, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh, xử lý toàn diện, nghiêm minh, bảo đảm đồng bộ giữa xử lý cán bộ (thôi giữ chức vụ, nghỉ công tác) với kỷ luật Đảng, kỷ luật hành chính và xử lý hình sự.
Các cơ quan chức năng đã tăng cường phối hợp chặt chẽ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, kiên quyết xử lý nghiêm minh các vụ án tham nhũng, cả trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước, xử lý cả cán bộ đương chức và cán bộ đã nghỉ hưu có sai phạm.
Đáng chú ý, việc phát hiện, xử lý tham nhũng được tiến hành đồng bộ, quyết liệt ở cả cấp Trung ương và địa phương, đặc biệt là ở cấp tỉnh; đồng thời với việc phát hiện, xử lý các vụ án tham nhũng, tiêu cực lớn, trọng điểm, dư luận xã hội quan tâm, cơ quan chức năng cũng đã quyết liệt đấu tranh, khởi tố đối với các vụ án tham nhũng, tiêu cực, “tham nhũng vặt” có tính hệ thống, có tổ chức, liên quan đến nhiều bộ, ngành, địa phương.
Nhiều hành vi tham nhũng nghiêm trọng xảy ra rất lâu từ trước đây cũng đã được khám phá, khởi tố, điều tra để xử lý.
Nhiều đối tượng là lãnh đạo, nguyên là lãnh đạo các cơ quan, đơn vị làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực bị khởi tố, điều tra về hành vi tham nhũng. Công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế tiếp tục có những chuyển biến tích cực.
"Việc phát hiện, xử lý các hành vi "Nhận hối lộ" có chuyển biến mạnh mẽ, bước đầu khắc phục được tình trạng hạn chế được nêu trong các Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp những năm trước về tình hình đưa và nhận hối lộ diễn ra nhiều nhưng việc phát hiện, xử lý còn rất ít, không đáp ứng được yêu cầu," Ủy ban Tư pháp nhấn mạnh.
Trong thời gian tới, Ủy ban Tư pháp đề nghị Chính phủ tổng kết, đánh giá, nhận diện đầy đủ các hạn chế và nguyên nhân để dự báo đúng tình hình tham nhũng; trên cơ sở đó xác định rõ nguyên nhân chủ yếu và đề ra giải pháp đột phá để phòng, chống hiệu quả.
Bên cạnh đó, Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát, làm rõ những bất cập trong công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, minh bạch hóa các quy trình, thủ tục trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; xác định rõ hơn nữa trách nhiệm từng cấp, từng ngành, từng cá nhân trong từng lĩnh vực nhằm khắc phục tình trạng đùn đẩy, sợ trách nhiệm, không dám làm./.
Theo TTXVN