Nhiễm trùng tiết niệu ở học sinh là bệnh học đườngphổ biến. Đây là hiện tượng viêm nhiễm có thể ở thận,úphọcsinhhiểuvềnhiễmtrùngtiếtniệuloạibệnhhọcđườngphổbiếkét quả bóng da niệu quản, bàng quang, niệu đạo của trẻ.
Tuy nhiên, học sinh, đặc biệt là trẻ nhỏ, thường không để ý đến bệnh, trong khi phát hiện sớm thông qua các dấu hiệu của bệnh là điều quan trọng để sớm điều trị, phòng các biến chứng như nhiễm trùng máu hoặc làm hoại tử ống thận,… Nghiêm trọng hơn đó là khiến cho trẻ bị áp xe thận, suy thận hay thậm chí là tử vong.
Dấu hiệu của nhiễm trùng tiết niệu thường là sốt nhẹ, sốt kéo dài hay có thể sốt cao; đau vùng hông hay đau bụng dưới. Trẻ biếng ăn, kém chơi, khó chịu, đôi lúc rối loạn tiêu hóa (nôn, tiêu chảy).
Đái dắt, đái buốt, đi tiểu nhiều lần trong khoảng thời gian ngắn cũng là dấu hiệu. Màu nước tiểu đục, đôi khi có máu… Đặc biệt, vì khó chịu, trẻ có thể dùng tay sờ nắn bộ phận sinh dục khi nhiễm trùng đường tiểu, nên tay khai mùi nước tiểu (bàn tay khai). Trẻ nhiễm trùng đường tiểu mạn tính có thể có màu da xanh và sút cân.
Nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu ở trẻ em tuổi học đường thường do vi khuẩn, thường là vi khuẩn E.Coli. Theo các bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.Đà Nẵng, vi khuẩn này và rất dễ lây nhiễm sang cho người, nhất là trẻ em khi tiếp xúc.
Bên cạnh đó, khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho nấm phát triển và khuếch tán khắp nơi, khi trẻ tham gia hoạt động vui chơi sẽ dễ dàng tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh.
Ngoài ra, bé gái thường dễ bị mắc bệnh hơn bé trai do cấu tạo giải phẫu và sinh lý niệu đạo ngắn, lỗ tiểu gần với hậu môn. Bé trai bị hẹp bao quy đầu cũng thường hay bị, do nguyên nhân nước ngược dòng ở những bé trai làm cho nước tiểu thường xuyên bị ứ lại.
Những thói quen hàng ngày do người chăm sóc trẻ thực hiện cho bé hoặc vệ sinh sai cách cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em.
Để phòng tránh viêm đường tiết niệu, các bậc cha mẹ nên vệ sinh đúng cách cho trẻ nhỏ, và giáo dục cho trẻ lớn bằng cách mỗi lần đi vệ sinh nên lau từ trước ra sau; lau khô sau khi đi vệ sinh xong.
Trẻ em, học sinh cần uống nước thường xuyên, có thể xen kẻ nước cam, chanh… để làm sạch đường tiểu, tránh tình trạng nước tiểu ứ đọng trong bàng quang. Cần hạn chế việc nhịn tiểu ở trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ, học sinh tiểu học. Chế độ ăn hàng ngày của học sinh, trẻ nhỏ, cần bổ sung hoa quả và rau xanh, tránh táo bón.
Bác sĩ Dư Minh Trí, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM, cho hay nếu trẻ đã bị nhiễm trùng tiểu một lần sẽ có nguy cơ tái phát sau đó, đặc biệt là bé gái. Nếu trẻ vị thành niên bị nhiễm trùng tiểu tái phát thường xuyên và trẻ có hoạt động tình dục, cha mẹ cần tham khảo thêm bác sĩ về những nguy cơ về các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.
Tốt nhất, khi con có các dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu, phụ huynh nên đưa con đi khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ để có cách chữa trị hiệu quả. Dự phòng nhiễm trùng đường tiểu cũng là một giải pháp tốt để học sinh có sức khỏe tốt.
Một trong những chỉ tiêu quan trọng được nêu trong Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 là 100% học sinh được tuyên truyền, giáo dục về sức khỏe và nâng cao kiến thức phòng, chống bệnh, tật học đường.
Chương trình cũng đặt ra mục tiêu 75% trường học cung cấp đủ nước uống và nước sạch cho sinh hoạt, hoạt động trong trường học bảo đảm chất lượng theo quy định. 100% trường học có nhà vệ sinh cho học sinh, trong đó 50% trường học có đủ nhà vệ sinh cho học sinh theo quy định và 80% nhà vệ sinh bảo đảm điều kiện hợp vệ sinh.