Công bố công khai tốc độ dịch vụ truy cập Internet của các nhà mạng Là hệ thống đo tốc độ truy cập Internet Việt Nam do Trung tâm Internet Việt Nam (Bộ TT&TT) phát triển,úcđẩysửdụngứngdụkeo nha cai.5 VNNIC Internet Speed bao gồm website tại các địa chỉ speedtest.vn, i-speed.vn và ứng dụng i-Speed cài đặt trên thiết bị di động. Được đưa vào hoạt động từ tháng 1/2020, đến nay ứng dụng i-Speed đã trở thành công cụ đo tốc độ truy cập Internet phổ biến tại Việt Nam, triển khai trên cả 2 nền tảng iOS và Android. Ứng dụng i-Speed hiện đã có hơn 800.000 lượt tải, với 52 điểm đo trên cả nước và 4 điểm đo tại nước ngoài. Ứng dụng i-Speed cho phép người sử dụng tự đo tốc độ, đánh giá chất lượng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng mọi thời điểm, trên cơ sở dữ liệu thu thập được các doanh nghiệp sẽ đầu tư nâng cấp hạ tầng mạng để cung cấp chất lượng dịch vụ phù hợp với nhu cầu đáp ứng phát triển kinh tế số, chuyển đổi số của địa phương và trên toàn quốc. Từ cuối tháng 5/2024, Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) đã thông báo rộng rãi tới các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân trên cả nước về việc cơ quan này sẽ định kỳ công bố thông tin kết quả đo tốc độ dịch vụ truy nhập Internet theo từng tỉnh, thành phố từ ứng dụng i-Speed. Cụ thể, ngoài dữ liệu đánh giá tốc độ dịch vụ băng rộng cố định, băng rộng di động của từng doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố và trên cả nước trong giai đoạn 12 tháng (số liệu của 12 tháng gần nhất, tính từ tháng công bố trở về trước), Cục Viễn thông cũng công bố thông tin chi tiết về tốc độ tải xuống, tốc độ tải lên và độ trễ của mạng băng rộng cố định, băng rộng di động trên cả nước và tại mỗi tỉnh thành phố. Việc công bố thông tin về tốc độ truy nhập Internet, theo Cục Viễn thông, hướng tới các mục tiêu: Nâng cao tính công khai minh bạch, lợi ích công cộng trong việc cung cấp dịch vụ truy nhập Internet; Tạo điều kiện cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp được lựa chọn dịch vụ, nhà mạng theo nhu cầu và điều kiện thực tế, đồng thời có ý kiến về chất lượng dịch vụ trên cơ sở kết quả đo từ i-Speed. Qua đó, nâng cao hiệu quả quản lý theo số liệu thực tế về chất lượng truy nhập Internet, góp phần thúc đẩy phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ truy nhập Internet tại Việt Nam. Vận động thêm nhiều người dân, doanh nghiệp dùng i-Speed để đo tốc độ Internet Nhấn mạnh sự cần thiết của việc công bố thông tin về tốc độ dịch vụ truy nhập Internet, trong công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố phối hợp tuyên truyền sử dụng ứng dụng i-Speed để nâng cao chất lượng dịch vụ di động 4G, Bộ TT&TT cho hay, việc này giúp đánh giá hiện trạng hạ tầng và dịch vụ viễn thông, đặc biệt là dịch vụ truy nhập Internet băng rộng. ‘Quy hoạch hạ tầng TT&TT thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050’ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hồi tháng 1/2024 đã xác định rõ yêu cầu phát triển đến năm 2025 là mạng băng rộng di động đáp ứng quy chuẩn quốc gia về chất lượng dịch vụ, với mục tiêu tốc độ tải xuống trung bình tối thiểu 40 Mbps cho mạng 4G. Theo Cục Viễn thông, tính đến tháng 4/2024, tốc độ tải dữ liệu đường xuống trung bình của dịch vụ truy nhập Internet băng rộng di động 4G tại nhiều địa phương đang ở mức thấp. Đơn cử như, tại Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Sơn La, Điện Biên, Lạng Sơn, Cao Bằng... tốc độ tải xuống trung bình của dịch vụ Internet băng rộng di động 4G đều dưới 40 Mbps, thậm chí có địa phương dưới 25 Mbps, không đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế số và định hướng quy hoạch ngành. “Tuy nhiên, đây mới chỉ là đánh giá sơ bộ. Để đánh giá chính xác chất lượng dịch vụ thì phải tăng số lượng đánh giá của người sử dụng ở mọi thời điểm và mọi vị trí, phân bố đều trên toàn quốc”, đại diện Cục Viễn thông cho biết. Do vậy, để có dữ liệu về hiện trạng chất lượng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng, nhất là dịch vụ truy nhập Internet băng rộng di động 4G, mới đây Bộ TT&TT đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các sở, ban, ngành vận động công chức, viên chức, đoàn thanh niên, tổ công nghệ số cộng đồng chủ động cài đặt và sử dụng công cụ i-Speed; Đồng thời, tham gia hướng dẫn người dân cài đặt và sử dụng i-Speed để đo lường, đánh giá chất lượng dịch vụ Internet di động 4G. UBND các tỉnh, thành phố cũng được đề nghị chỉ đạo các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tổ chức tuyên truyền, vận động người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng i-Speed để đo lường, đánh giá chất lượng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng di động 4G. Đáng chú ý, song song với việc khuyến khích người dân, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng ứng dụng i-Speed để đo tốc độ truy nhập Internet, Bộ TT&TT cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông di động tuyên truyền, thúc đẩy sử dụng i-Speed rộng rãi tới mọi khách hàng; Công bố ứng dụng đo i-Speed trên website của doanh nghiệp; Phối hợp cung cấp thêm các điểm đo tại các trung tâm dữ liệu - IDC, thành phố lớn. Cùng với đó, các nhà mạng còn có trách nhiệm yêu cầu nhân viên kỹ thuật hỗ trợ truy nhập Internet sử dụng cáp quang - FTTH tại nhà khách hàng và các nhân viên đo kiểm mạng di động sử dụng chính thức ứng dụng i-Speed. Lãnh đạo Bộ TT&TT giao Trung tâm Internet Việt Nam chủ trì, theo dõi việc doanh nghiệp viễn thông di động triển khai sử dụng công cụ i-Speed để đo chất lượng dịch vụ Internet. Đồng thời, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, đề xuất của các doanh nghiệp. CMC Telecom và VNPT dẫn đầu về tốc độ Internet cố định và di động tháng 4/2024CMC Telecom là doanh nghiệp viễn thông có tốc độ băng rộng cố định cao nhất, trong khi đó VNPT là nhà mạng có chất lượng Internet băng rộng di động tốt nhất tháng 4/2024. |