Những sáng kiến tiền tỉ_kết quả u21 ý
Cải hoáncông nghệ hệ thống đường ống để nâng công suất dẫn khí từ biển vào bờ. Lắp đặtthêm hệ thống đường ống để tận dụng dòng khí thiên nhiên bị đốt bỏ. Mạnh dạnnhận làm những phần việc trước đây phải thuê nước ngoài...
Đó là nhữngviệc tiêu biểu của đoàn viên thanh niên Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro (VSP).Những sáng kiến,ữngsángkiếntiềntỉkết quả u21 ý cải tiến kỹ thuật này không chỉ làm lợi hàng chục triệu đôla,mà còn đánh dấu sự phát triển vượt bậc về công nghệ của các kỹ sư trẻ trongnước.
Làm lợi hàng chục triệu đôla
Hằng nămgiàn nén khí trung tâm ở mỏ Bạch Hổ phải dừng hoạt động để bảo dưỡng theo địnhkỳ khoảng 15-17 ngày. Lúc này, dòng khí đồng hành từ mỏ Rạng Đông, Sư Tử đenđưa vào giàn nén khí trung tâm phải đốt bỏ (mỗi ngày khoảng 4 triệu m3). Trướcsự lãng phí này, đầu năm 2008 kỹ sư Phạm Hoàng Việt (33 tuổi), Bí thư Đoànthanh niên Xí nghiệp Khai thác các công trình khí (thuộc VSP), cùng hơn 30 đoànviên thanh niên trong cơ quan nảy ra ý định phải tận dụng hết khí bị đốt bỏ.
Đoàn viênthanh niên VSP bên công trình thanh niên “Thiết kế - tích hợp - lập trình hệthống điều khiển giàn RC3/RC1” - Ảnh do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh VSP cung cấp
Ý tưởng làmmột hệ thống đường ống khác (bypass), hoạt động cùng đường ống trên đã được cáckỹ sư đưa ra. Theo đó, hệ thống đường ống này cho phép đưa khí trực tiếp từ mỏvào bờ mà không phải đi qua giàn nén khí trung tâm. “Khi triển khai công trình,chúng tôi gặp nhiều khó khăn vì không biết phải bắt đầu từ đâu. Nhưng với tinhthần nhiệt huyết, dám làm của tất cả đoàn viên trong xí nghiệp chúng tôi đã tìmra hướng đi”- anh Việt nói.
Ý tưởngđược lãnh đạo xí nghiệp đồng tình. Nhiệm vụ được phân công cụ thể cho từngngười, từng nhóm. Đầu năm 2009, đường ống trên đã đi vào vận hành an toàn vàhiệu quả, không những tránh được lãng phí nguồn tài nguyên mà còn giảm thiểu ônhiễm môi trường.
Chủ động nguồn nhân lực
Năm 2009, đoàn viên thanh niên của xưởng tự động hóa sản xuất - xí nghiệp khai thác dầu khí còn mua sắm và tự chế tạo được mô hình thiết bị điều khiển khả trình (PLC) và hệ thống giám sát, thu thập dữ liệu từ xa (SCADA). Mô hình này đã giúp những kỹ sư mới vào nghề có điều kiện thực hành trên máy trước khi làm việc trong thực tế. Trước đó, khi chưa có mô hình, VSP phải gửi kỹ sư ra nước ngoài để học điều khiển với giá ít nhất 10.000 USD/người. Nhờ đó, VSP vừa tiết kiệm được chi phí đào tạo, vừa chủ động được nguồn nhân lực.
Vào giữanăm 2008, hệ thống nhận khí của mỏ Rạng Đông ở giàn nén khí trung tâm chỉ tiếpnhận và xử lý khoảng 1,5 triệu m3/ngày. Trong khi đó, dòng khí thiên nhiên từcác mỏ khác đồng thời cũng được đổ về giàn trung tâm. Do vậy, hệ thống đườngống sẽ quá tải.
Nhận thấyđiều này, Phạm Hoàng Việt cùng êkip đã cải hoán công nghệ đường ống dẫn khí đểnâng công suất tiếp nhận khí từ 1,5 triệu m3/ngày lên 2,5 triệu m3/ngày. Phươngán hoán cải cũng được thiết kế “phòng xa” để có thể tiếp nhận lượng khí lên đến4 triệu m3/ngày.
Để thựchiện việc hoán cải, nhóm kỹ sư trẻ của xí nghiệp đã thay các cụm van điều chỉnháp suất, làm áp suất tăng lên. Nhờ đó, công suất xử lý và tiếp nhận khí củagiàn nén trung tâm đã đáp ứng được nhu cầu đưa khí vào bờ, đồng thời kết nốicác hệ thống khí của mỏ Sư Tử Đen - Rạng Đông - Bạch Hổ - Sư Tử Vàng về giànnén khí trung tâm.
Giá trịthực hiện của hai công trình trên khoảng hơn 36 tỉ đồng nhưng chỉ gần năm thángsau khi đưa vào sử dụng đã lấy lại tiền đầu tư. Đến nay công trình này mang lạihiệu quả kinh tế khoảng 10 triệu USD và đến năm 2017, công trình sẽ có lợinhuận ròng hơn 76 triệu USD.
“Giành” việc của nhà thầu nước ngoài
GiànRC3/RC1 là một trong những giàn khoan hiện đại của VSP. Tất cả hoạt động củagiàn khoan đều được điều khiển và giám sát tự động. Để tiết kiệm chi phí, VSPgiao cho hai đơn vị thành viên làm tổng thầu giàn khoan này. Trước cơ hội lớn,những đoàn viên thanh niên của xưởng tự động hóa sản xuất thuộc Xí nghiệp Khaithác dầu khí đã mạnh dạn đứng ra nhận phần việc “thiết kế - tích hợp - lậptrình” hệ thống điều khiển và giám sát của giàn mà trước đây thường do nhà thầunước ngoài thực hiện.
Anh Đào ĐứcQuang, trưởng nhóm thực hiện, cho biết: “Trước đây chúng tôi thực hiện một sốdự án nhỏ với nội dung công việc tương tự. Tuy nhiên, lực lượng của xưởng toànlà thanh niên, có dư nhiệt huyết và tự tin, dám đảm đương công việc nên vàotháng 2-2009, chúng tôi đã mạnh dạn đứng ra nhận công trình và đăng ký là côngtrình thanh niên”.
Kỹ sư LêHữu Thành (30 tuổi) là một trong những con chim đầu đàn của nhóm thực hiện côngtrình này. Thành cho biết thực tế công việc thiết kế, tích hợp và lập trình rấtphức tạp. “Đề bài” do Viện Nghiên cứu và thiết kế các công trình biển (thuộcVSP) đưa ra, trong đó điều quan trọng là phải làm sao để tất cả thông số trêngiàn khoan đều được hiển thị từ áp suất bơm, trạng thái của tất cả thiết bịtrên giàn, hệ thống báo cháy, báo khí, đường ống công nghệ... Để vượt qua, nhómthực hiện phải đọc, dịch, nghiên cứu tài liệu từ nước ngoài gửi về. Đến cuối năm2010, hệ thống điều khiển, giám sát đã hoàn thành cùng với dự án giàn RC3/RC1.Đến nay công trình hoạt động tốt, đáp ứng đúng “đề bài” và những yêu cầu khắtkhe của một giàn khoan đúng tiêu chuẩn quốc tế về an toàn và môi trường.
Theo tínhtoán, nếu thuê nước ngoài làm phần việc trên, chủ đầu tư phải bỏ ra gần 500.000USD. Thế nhưng, những kỹ sư của xí nghiệp khai thác đảm nhận chỉ hết hơn320.000 USD. Công trình này được T.Ư Đoàn công nhận là một trong 10 công trìnhthanh niên tiêu biểu toàn quốc năm 2010.
Trao đổivới chúng tôi, anh Hoàng Phúc Long, Bí thư Đoàn VSP cho biết: “Từ trước đến naytoàn bộ hệ thống điều khiển và giám sát an toàn, báo cháy, báo khí trên cáccông trình khai thác và xử lý dầu thô ở tất cả công ty khai thác dầu khí tại VNđều do nhà thầu nước ngoài thi công. Công trình này đánh dấu cột mốc đầu tiênvề khả năng tự thiết kế, tích hợp, lập trình của các kỹ sư trẻ VSP”.
Theo TuổiTrẻ