Nỗi lo tốt nghiệp năm sau cao hơn năm trước_kết quả bóng đá câu lạc bộ đức
- Trên trang Giáo dục - báo điện tử VietNamNet ngày 14/7/2017,ỗilotốtnghiệpnămsaucaohơnnămtrướkết quả bóng đá câu lạc bộ đức tòa soạn có đăng tải những chia sẻ của thầy giáo Nguyễn Hoàng Chương về sự chênh lệch giữa điểm học và thi (qua kỳ thi THPT Quốc gia), dưới góc nhìn của một cán bộ quản lý qua bài viết “Điểm số còn mang tính nhân văn”. Là một người trực tiếp đứng lớp, người viết cũng có đôi điều băn khoăn.
Trong bài viết trên, thầy hiệu trưởng đã có cái nhìn khá bao quát thực tế tình trạng học, thi ở bậc phổ thông trong ngành giáo dục, nhất là ở các trường học có mặt bằng “đầu vào” của học sinh thấp (có thể biết được thông qua điểm thi tuyển hoặc xét tuyển vào lớp 10).
Ở các trường này, áp lực về việc phải nâng tỷ lệ đầu ra cuối bậc phổ thông là rất lớn (được đánh giá qua số lượng học sinh lớp 12 được công nhận tốt nghiệp).
Một buổi chấm thi kỳ thi THPT quốc gia 2017. Ảnh: Lê Văn |
Nói khác đi, xuất phát điểm là trường “tốp dưới” nhưng các trường phải đuổi kịp trường “tốp trên” trong việc đảm bảo “chất lượng đầu ra”. Có thể thấy, với thầy và trò ở cuối bậc trung học phổ thông, việc đảm bảo tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 100% là một cách để khẳng định thương hiệu của nhà trường, khẳng định với gia đình là các em xứng đáng để được công nhận “tú tài” (cách gọi tên bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trước đây).
Thế nhưng, băn khoăn của người viết chính nằm ở cái tỷ lệ ấy.
Dư luận mỗi năm vẫn cứ “nóng” khi nghe tỷ lệ tốt nghiệp cứ theo đà “năm sau cao hơn năm trước” chứng tỏ xã hội vẫn chưa thể an tâm được với “chất lượng thật” của giáo dục, nhất là có độ “vênh” lớn giữa điểm học và điểm thi mà trên thực tế, nếu tất cả diễn ra bình thường và đúng thực chất thì độ vênh giữa 2 loại điểm này phải ở mức... chấp nhận được.
Thực sự, bản thân người viết cũng khó lòng an tâm khi dõi theo điểm số ở kỳ thi vừa qua. Có vài nguyên nhân, có thể điểm lại đôi điều bên dưới đây.
Trước hết, dẫu có lập luận kiểu nào chăng nữa thì giới chuyên môn không thể phủ nhận về sự “dễ thở” của đề thi vừa rồi.
Thay đổi hình thức, kỹ thuật đánh giá thi cử bằng trắc nghiệm khách quan đã tạo cơ hội cho sự may rủi (mà có vẻ cái sự “may” nhiều hơn cái “rủi”), chưa kể là trong việc ôn luyện, nhiều trường học đã bắt đầu với sự thay đổi này ngay những phút đầu tiên Quy chế thi THPT Quốc gia được công bố dưới dạng dự thảo, so với các môn học khác, các môn vẫn thường được xem trọng như toán, lý, hóa đã được học sinh và gia đình đầu tư rất lớn công sức, tiền của.
Dẫu ngành giáo dục có quy định bằng thông tư việc dạy thêm, học thêm nhưng việc học sinh đi học thêm để... mua điểm không phải là hiếm.
Giải pháp này góp phần đẩy kết quả học tập trên lớp cao hơn hẳn so với thực lực học sinh là điều không khó để kiểm chứng, chính bản thân người trong cuộc là người biết và hiểu rõ nhất.
Bởi thế, nhiều độc giả của các trang báo điện tử ở phần bình luận cá nhân sau thông tin về điểm số, tỷ lệ, nhất là hiện tượng “mưa điểm 10” đã đề xuất cần có thống kê về sự tương quan giữa học sinh giỏi thực sự với điểm thi quốc gia của chính học sinh ấy xem có vênh lệch gì không hay người đạt điểm thi 9-10 chỉ là học sinh với sức học thấp hơn.
Kế đến, theo quan sát lâu nay, với một trường học có mặt bằng thấp, thầy cô giáo phải tốn nhiều công sức, tâm sức so với những trường “nhỉnh” hơn.
Phải linh hoạt trong nội dung, phương pháp, phải... sát đối tượng là những điều mà chắc hẳn giáo viên dạy ở các trường ấy phải ưu tiên thực hiện.
Đã nhiều năm nay, chuẩn kiến thức kỹ năng môn học chính là “pháp lệnh” đối với giáo viên khi soạn, giảng trong quá trình đứng lớp.
Nói rằng “điểm số còn mang tính nhân văn” với nghĩa là động viên, khích lệ, để học sinh thấy được sự tiến bộ, trân trọng những gì thuộc về công sức, chất xám mà bản thân bỏ ra là xét khía cạnh tích cực của vấn đề điểm số, điều mà trong việc thực hiện chức trách của mình, nhà giáo nào cũng được “quán triệt”; khích lệ bằng điểm số là một giải pháp vẫn được ưu tiên cho đến lúc này.
Tuy nhiên, khi mà cái “nhức nhối” của nạn dạy thêm-học thêm chưa được giải quyết tận gốc rễ thì niềm tin của xã hội về “chất lượng thật” vẫn hãy là điều còn mơ hồ.
Người trong cuộc khó lòng thốt ra những điều khó nói chứ trên thực tế chúng tôi đã chứng kiến bao lứa học sinh ở trường mình, trường của bạn bè mình phải tất tả ngược xuôi thêm-bớt với ít nhất là 2 thầy cô, vài ba lớp luyện thi không phải là chuyện hiếm dù các em chỉ ở vùng nông thôn.
Theo lời kể của một số em, học với thầy cô trên lớp là để lấy điểm, với thầy cô luyện thi là để đầu tư cho những “chuyến đi xa”.
Tâm lý của các em là “không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc”- kiểu nào em cũng được lợi nếu chịu khó lao theo thầy cô.
Cũng khi đó, câu chuyện của những em học sinh gia cảnh khó khăn, nỗ lực tự học, tự khẳng định “giá trị thật” của bản thân đáng để tự hào và tôn vinh biết bao.
Bản thân người viết vài ba năm nay đã gắn bó với các em học sinh như thế. Các em này có cha mẹ bươn bả bằng nghề nông, bằng bán vé số dạo, chỉ lo nổi cái ăn, cái mặc hằng ngày của 3-4 đứa con đang độ tuổi ăn học và các em tự vươn lên bằng chính sức học của mình, chỉ học ở trường, tự học ở nhà, không thêm bớt, không lớp luyện thi mà đã vào được đại học với số điểm trên 21, thuộc những trường “tốp trên” là một niềm hãnh diện xứng đáng cho bản thân các em, cho người thân và cả xóm giềng, nhà trường.
Do vậy, câu chuyện về độ vênh giữa điểm học - thi ngoài việc cần được nhìn trên “diện” rộng thì cũng cần nhìn vào những “điểm” dẫu nhỏ lẻ nhưng cũng cho thấy được bản chất vấn đề mà những người làm công tác giáo dục nói chung, nhiệm vụ quản lý giáo dục nói riêng có những giải pháp căn cơ, thuyết phục hơn.
Còn ở hiện tại, bản thân người viết vẫn lo ngại về “áp lực có thật” đang đè nặng lên vai của học sinh và các trường học trong năm học 2017-2018 sắp tới khi mà tỷ lệ tốt nghiệp của nhiều tỉnh thành ở năm học 2016-2017 đều vượt con số 95%, có tỉnh còn vượt mốc 99%, có tỉnh từ việc chỉ có 1 trường THPT đạt tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 100% năm 2016 thì đến năm 2017 này đã đạt con số hơn 15 trường.
Liệu rồi điệp khúc “năm sau cao hơn năm trước” sẽ được tính toán ra sao?
- Một giáo viên phổ thông
相关文章
Cô gái Canada bỏ việc, bán hết đồ đạc để đi du lịch khắp thế giới
Năm 2020, Lora Pope làm việc cho chính phủ Canada với một vị trí làm văn phòng theo giờ hành chính.2025-01-12Xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh toàn diện
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phát động đợt thi đua 45 ngày đêm hành động cao điểm chào mừng Đại hội đại b2025-01-12Họp mặt Thường trực Tỉnh đoàn Sông Bé – Bình Dương qua các thời kỳ
(BDO) Chiều 18-3, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã tổ chức chương trình Họp mặt Thường trực Tỉnh đoàn Sôn2025-01-12Phường đoàn Phú Cường (TP.Thủ Dầu Một): Tọa đàm “Tự hào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”
Phường đoàn Phú Cường vừa tổ chức chương trình tọa đàm “Tự hào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”.Tại chương trì2025-01-12Người chơi tự tin chưa từng có trong lịch sử 'Ai là triệu phú'
Trần Vân được nhiều khán giả yêu thích với vai Nhiên trong Nhà trọ Balanha. Dù chiều cao khiêm tốn n2025-01-12Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở Phú Giáo: Nhiều chuyển biến tích cực
Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh là nền tảng để huyện Phú Giáo hiện thực hóa2025-01-12
最新评论