Cụ thể,ísinhlomấtcôngbằngkhitrườngMỹthuậtchophépthinăngkhiếutạinhàbảng xếp.hạng fifa theo kế hoạch điều chỉnh, từ ngày 15 – 22/7, thí sinh sẽ nhận giấy vẽ bài thi của hai môn Hình họa và Bố cục màu. Ngày 24/7, thí sinh nhận đề thông qua việc truy cập vào website của nhà trường.
Thí sinh có 5 ngày để nộp bài, kể từ 26 - 30/7. Thí sinh ở Hà Nội sẽ nộp trực tiếp bài thi tại trường, thí sinh các tỉnh ngoài Hà Nội sẽ gửi bài thi theo đường bưu điện.
Sự điều chỉnh này được cho “nhằm đảm bảo công tác phòng chống dịch trong điều kiện dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp”.
N.T.T, thí sinh dự thi vào trường năm nay cho biết “cực kỳ hoang mang” khi đọc được thông báo về hình thức thi này. Theo T., việc mang giấy vẽ của trường về nhà làm bài thi, sau đó đem nộp lại sẽ không đảm bảo tính công bằng, đặc biệt sẽ dễ có gian lận nếu nhà trường không làm rõ quy chế chống gian lận thi cử.Tuy nhiên, hình thức thi này đã gây ra nhiều tranh cãi, bởi điều này có thể không đảm bảo tính trung thực của bài thi và sự công bằng cho các thí sinh.
Chưa kể, hình thức này còn có thể dẫn tới việc thất lạc bài thi hay khâu vận chuyển có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng bài làm.
Giống như T., thí sinh N.M.C cũng cho rằng, hình thức thi này là không hợp lý, bởi việc tổ chức thi tại nhà có quá nhiều bất cập và rất khó để khắc phục nhằm đảm bảo một kỳ thi công bằng, minh bạch, từ đó tuyển được nguồn sinh viên chất lượng.
“Việc vẽ tại nhà có thể xảy ra những vấn đề tiêu cực như thí sinh nhờ, thuê người vẽ hộ bài thi. Điều này sẽ là bất công đối với những thí sinh chăm chỉ ôn luyện và thi thực chất”, C. nói.
Trong trường hợp nếu quy chế thi yêu cầu thí sinh phải quay lại toàn bộ quá trình làm bài, theo C., cũng có vô vàn cách để lách luật. Ví dụ, chất lượng quay, chụp không đảm bảo, thí sinh có thể thay thế bài thi; hay trong trường hợp mất kết nối internet, mất điện, thí sinh đột ngột bị thoát ra trong quá trình làm bài thi,.. cũng là khe hở cho việc gian lận.
“Rõ ràng, với 2 môn thi, mỗi môn kéo dài 4 tiếng sẽ rất khó để quay lại toàn bộ quá trình làm bài”.
Với những lý do đó, M.C bày tỏ mong muốn nhà trường nên xem xét tổ chức kỳ thi trực tiếp nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng.
“Năm ngoái, nhà trường cũng đã có kinh nghiệm tổ chức một kỳ thi khá muộn, vào cuối tháng 8. Thậm chí, đợt thi thứ 2 đã tổ chức vào ngày 11/9. Tình hình dịch bệnh có thể khả quan hơn khi nhà nước có nhiều biện pháp xử lý kịp thời và đúng đắn. Do đó, việc tổ chức thi trực tiếp là điều hợp lý nhất lúc này”, C. nói.
Là phụ huynh có con dự thi năm nay, chị H.L lo ngại: “Có rất nhiều cách để gian lận khi thí sinh làm bài tại nhà. Điều này sẽ là bất công với những thí sinh thi bằng năng lực thực sự của bản thân. Do đó, nhà trường cần có sự cân nhắc để thí sinh có được tâm lý thoải mái trong thi cử, để dù có được vào trường hay không, các con vẫn cảm thấy phục vì đã thi bằng đúng thực lực của mình”.
Trước những thông tin trái chiều, đại diện Hội đồng tuyển sinh của Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp cho biết, trong thời gian sớm nhất, trường sẽ có thông báo và hướng dẫn cụ thể, chi tiết các bước thực hiện bài thi, từ đó giúp thí sinh yên tâm về sự công bằng, minh bạch trong suốt quá trình làm bài.
Thúy Nga
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều trường đại học buộc phải hoãn tổ chức kỳ thi riêng cho đến thời điểm thích hợp để đảm bảo an toàn trong việc phòng chống dịch.