Masayoshi Son,ánmìnhkhôngthànhARMsẽniêmyếtởđâbd net vn CEO SoftBank, chủ sở hữu ARM cho biết, công ty nhiều khả năng sẽ tiến hành niêm yết cổ phiếu trên sàn Nasdaq, nơi tập trung nhiều công ty công nghệ khác, vào thời điểm năm tài khoá 2023 kết thúc.
“Mỹ là thị trường chúng tôi đang hướng tới để niêm yết ARM, nhiều khả năng là sàn Nasdaq”, Son cho biết.
Việc ARM lên sàn tại New York mà không phải thị trường nội địa Anh sẽ giáng một đòn mạnh vào chính phủ và sàn chứng khoán London.
Trước khi SoftBank mua lại ARM với giá 32 tỷ USD vào năm 2016, công ty đã được niêm yết song song cả ở London và New York. Chính phủ Anh ca ngợi thương vụ ARM về tay SoftBank là một thành công lớn vào thời điểm đó, nhưng giờ đây họ không muốn thấy công ty bán dẫn này nằm trong tay một doanh nghiệp nước ngoài hoặc niêm yết ở một sàn chứng khoán “xa xôi”. Tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu đã khiến các quốc gia phải xem xét lại nơi vi xử lý được thiết kế và sản xuất.
Vương quốc Anh muốn công ty công nghệ lớn nhất và giá trị nhất của họ niêm yết tại quê nhà để thị trường chứng khoán và nền kinh tế có thể được hưởng lợi. Tuy nhiên, những năm qua, nhiều công ty đã vượt Đại Tây Dương, với niềm tin sẽ được định giá cao hơn trên Nasdaq hoặc sàn giao dịch chứng khoán New York.
Các công ty công nghệ giá trị nhất trên sàn Nasdaq gồm Apple, Microsoft, Amazon và Alphabet, đều có vốn hoá thị trường trên 1.000 tỷ USD. Trong khi đó, các công ty công nghệ lớn nhất trên sàn giao dịch chứng khoán London cũng chỉ được định giá chưa tới 50 tỷ USD.
Hussein Kanji, nhà đầu tư mạo hiểm tại Quỹ Hoxton Ventures, London cho biết, sẽ thật phi lý nếu SoftBank ưu tiên niêm yết tại Anh hơn tại Mỹ.
“Niêm yết tại Anh không cho thấy điểm cộng nào cả, trong khi điểm trừ thì rất nhiều”, ông ám chỉ tới các vấn đề về nghiên cứu, định giá thấp cũng như truyền thông.
Một quỹ đầu tư giấu tên khác cũng khẳng định, lợi ích lớn nhất cho công ty và cổ đông là lên sàn tại những nơi có nhiều nhà đầu tư và chuyên gia phân tích có chiều sâu, thân thiện và dài hạn. London khó có thể đáp ứng các tiêu chí như vậy. Trong trường hợp ARM chọn niêm yết tại Anh, đó là “dấu hiệu tự tin vào hệ sinh thái công nghệ, các thị trường công khai và sức mạnh địa chính trị”, quỹ đầu tư này cho biết.
Niêm yết kép?
Năm ngoái cũng có một số dự án khởi nghiệp “cây nhà lá vườn” niêm yết trên sàn chứng khoán London, nhưng tất cả đều không theo dự tính.
Ứng dụng ship đồ ăn Deliveroo, ghi nhận giá cổ phiếu sụt giảm ngay sau khi phát hành ra công chúng. Công ty an ninh mạng Darktrace cũng có một chặng đường khó khăn, trong khi hãng tài chính công nghệ TransferWise bị định giá thấp hơn đáng kể so với các đối thủ tại Mỹ.
Vẫn có khả năng rằng SoftBank và ARM có thể lựa chọn phương án niêm yết kép một lần nữa. Đại diện SoftBank cho biết quyết định cuối cùng chưa được đưa ra, trong khi sàn giao dịch chứng khoán London từ chối bình luận về vụ việc.
Bên cạnh đó, các nhà phân tích đang tìm hiểu liệu SoftBank có thể đưa ARM lên sàn với định giá đúng bằng số tiền họ “suýt” nhận được từ việc bán công ty cho Nvidia hay không.
ARM là 1 trong 400 công ty mà SoftBank đang đặt cược hàng tỷ USD. Không phải công ty nào cũng đem tới những dấu hiệu tích cực.
“Chúng tôi đang ở giữa một cơn bão tuyết. Thị trường lúc này khá khó khăn. Lãi suất dài hạn sẽ tăng. Chính sách tiền tệ thay đổi liên tục trên toàn cầu. Các công ty tăng trưởng cao đang bị tác động tiêu cực bởi thị trường chứng khoán. Tuy vậy, cuộc cách mạng về trí tuệ nhân tạo vẫn tiếp diễn và chúng tôi rất phấn khích về điều đó”, Son cho biết.
Vinh Ngô (Theo CNBC)
Kế hoạch mua lại ARM từ SoftBank của Nvidia cuối cùng đã thất bại hoàn toàn.