Như VietNamNet đã đưa tin,áyđiệncũngsẽbịcấmởtuyếnphốHàNộxem bongda homnay Hà Nội đang nghiên cứu cấm xe máy theo giờ ở 6 tuyến phố gồm: Nguyễn Trãi, Xuân Thủy - Cầu Giấy, Giải Phóng, Nguyễn Văn Cừ, Lê Văn Lương, Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh. Kế hoạch này là nội dung quan trọng trong Đề án phân vùng hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng, tiến tới dừng hoạt động của xe máy ở các quận vào năm 2030.
Trao đổi với Chuyên trang Xe VietNamNet, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, hiện nay, xe máy điện cũng được quản lý tương tự như xe máy xăng theo quy định của pháp luật, cũng là phương tiện cá nhân cần điều chỉnh khi tham gia giao thông.
Xe máy điện tuy được khuyến khích đầu tư sản xuất nhưng cũng sẽ bị cấm lưu hành sử dụng theo các đề án hạn chế phương tiện cá nhân ở đô thị |
Luật Giao thông đường bộ đã quy định, xe máy điện là một loại trong nhóm các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, trong khi xe đạp điện được coi là phương tiện giao thông thô sơ. Do vậy, khi đã nói tới hạn chế phương tiện cá nhân, cấm xe máy nói chung thì xe máy điện cũng thuộc đối tượng bị chi phối, loại trừ xe đạp điện.
Trong khi đó, về mặt sản xuất công nghiệp, xe máy điện lại là sản phẩm nhận được nhiều ưu đãi, khuyến khích. Cụ thể, theo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt, xe máy điện không thuộc đối tượng chịu thuế.
Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được để sản xuất xe máy điện (không thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt) của dự án đầu tư thuộc danh mục địa bàn có kinh tế khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư thì được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất theo quy định tại Khoản 13 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13.
Không chỉ xe máy điện bị quản chặt về việc lưu thông, Hà Nội cũng đang đề xuất Thủ tướng Chính phủ đưa xe đạp điện vào nhóm các phương tiện giao thông cơ giới cần quản lý như xe máy, do tốc độ chạy xe cũng gần tương đương xe máy và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn ở đô thị. Nội dụng này nhằm thực hiện Đề án "Tăng cương quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030".
Trên cả nước hiện nay có khoảng trên 2 triệu xe máy điện và gần 1 triệu xe đạp điện. Tổng công suất lắp đặt xe điện 2 bánh khoảng 550.000 xe/năm.
Phạm Huyền
Nhiều người thường nghĩ đi xe đạp bây giờ là lạc hậu, là không oai, không tiện. Nhưng nếu các bạn thử sử dụng, tôi nghĩ đi xe đạp là một giải pháp tiến bộ và văn minh trong một xu thế giao thông ngày càng quá tải hiện nay.