Chiều 1/4,úsốcVinaconexMộtbiếnđộnglớnnghìntỷbốchơkq bundesliga duc Vinaconex đã tổ chức cuộc trao đổi cung cấp thông tin liên quan đến quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm dừng thực hiện nghị quyết Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) bất thường ngày 11/1 về bầu Hội đồng quản trị (HĐQT) và ban kiểm soát (BKS). Quyết định này được đưa ra dựa trên việc xem xét đơn yêu cầu của Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ (Cường Vũ) và Công ty TNHH Đầu tư Star Invest (Star Invest) cùng các chứng cứ và tài liệu có liên quan. Hai doanh nghiệp này đều là cổ đông lớn nắm giữ lần lượt 21,3% và 7,6% cổ phần của Vinaconex. Thông tin tại cuộc trao đổi, ông Dương Văn Mậu, Phó Tổng giám đốc, thành viên HĐQT Vinaconex cho hay, trước đó ngày 27/3, Vinaconex nhận được đồng thời 2 văn bản của Toà án nhân dân quận Đống Đa, bao gồm: thông báo thụ lý vụ kiện và quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc Vinaconex tạm dừng thực hiện Nghị quyết Đại hội cổ đông bất thường ngày 11/1/2019. Đây là phiên đại hội bầu HĐQT và BKS của Vinaconex nhiệm kỳ 2017-2022. Đại diện Vinaconex cho biết, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngày 27/3 của Tòa án nhân dân quận Đống Đa được ban hành chỉ sau 2 ngày kể từ ngày Tòa án thụ lý Kinh doanh thương mại. Thậm chí Tòa án nhân dân quận Đống Đa đã ban hành quyết định này ngay cả trước khi Tòa án gửi Thông báo thụ lý cho Vinaconex. Theo ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT của Vinaconex, sau quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời với Vinaconex, chỉ trong 1 ngày (28/3) cổ phiếu VCG giảm sâu, “bốc hơi” khoảng 1.236 tỷ đồng. “Bản thân tôi khi nhận được quyết định này thật sự rất bất ngờ. Chỉ 1 văn bản mà cổ phiếu trong 1 ngày down hơn 1.200 tỷ đồng. Hơn 1.200 tỷ là thiệt hại của cổ đông, nhưng còn hàng nghìn người lao động sẽ thế nào?” – ông Thanh nói. Theo vị Chủ tịch HĐQT, tất cả mọi hoạt động đều diễn ra bình thường nhưng bất ngờ nhóm cổ đông nói trên lại đã khởi kiện công ty. Chia sẻ thêm về vấn đề này, luật sư đại diện cho Vinaconex cho biết Tòa án Đống Đa đang áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm dừng thực hiện nghị quyết ĐHĐCĐ, điều này có nghĩa các quyết định cần sự chấp thuận của HĐQT sẽ không thể diễn ra, cho tới khi Tòa án hủy quyết định này. Có thể thấy, kể từ khi Vinaconex hoàn thành cổ phần hóa từ năm 2006, đây là việc chưa từng xảy ra. Trở lại vụ thoái vốn đình đám của Vinaconex hồi cuối năm 2018, An Quý Hưng đã chi gần 7.400 tỷ đồng (cao hơn gần 1.930 tỷ đồng so với giá khởi điểm chào bán của SCIC) để giành chiến thắng trong phiên đấu giá 57,7% cổ phần của Vinaconex. Còn Cường Vũ sở hữu 21,28% thông qua việc mua lại cổ phần Vinaconex từ Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) cuối tháng 11/2018. Star Invest mua lại 7,57% cổ phần từ PYN Elite Fund trong phiên giao dịch cuối tháng 12/2018 trên sàn chứng khoán. Việc các cổ đông lớn tại Vinaconex không tìm được tiếng nói chung phải nhờ tới toà án gây tâm lý hoang mang, tạo cú sốc cho không ít cổ đông. Đánh giá về vấn đề tranh chấp nội bộ trong các cổ đông, luật sư đại diện cho Vinaconex cho rằng, việc này thường là tổn hại cho công ty. Trao đổi về trường hợp của Vinaconex, theo luật sư: Trên cơ sở nghiên cứu kỹ tài liệu, theo quan điểm cá nhân của tôi cơ sở để khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại là hoàn toàn có cơ sở pháp lý và có thể làm được. “Nhưng điều quan trọng hơn cả là chúng ta hãy làm sao để Toà án nhân dân quận Đống Đa rút ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Đó mới là vấn đề quan trọng cấp thiết cần phải làm ngay” – vị luật sư nhấn mạnh. Thực tế cho thấy đã không ít doanh nghiệp đã từng có giai đoạn đình trệ khi mà nhóm cổ đông lớn không tìm được tiếng nói chung và phủ quyết lẫn nhau như đã từng xảy ra tại Bibica, Vicostone... Điều này khiến cho hoạt động doanh nghiệp gặp khó khăn, lợi nhuận sụt giảm. Vinaconex “kêu cứu” SCIC Theo nguồn tin của VietNamNet, cùng với văn bản khiếu nại gửi Chánh án toà án Nhân dân TP Hà Nội và Chánh án toà án Nhân dân quận Đống Đa Vinaconex cũng đã có văn bản gửi Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) về việc bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và nhà đầu tư nhận chuyển nhượng vốn Nhà nước. Nêu tại văn bản này, Vinaconex đề nghị SCIC trên cương vị là cổ đông chuyển nhượng vốn đồng thời là cổ đông chỉ đạo người đại diện là đa số các thành viên HĐQT Vinaconex triệu tập và tổ chức ĐHCĐ bất thường năm 2019, có văn bản gửi Tòa án nhân dân quận Đống Đa và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quá trình tổ chức ĐHCĐ bất thường năm 2019 của Vinaconex để góp phần khẳng định tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của Nghị quyết ĐHCĐ bất thường ngày 11/1/2019. Hồng Khanh Tòa án Nhân dân quận Đống Đa vừa ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp buộc Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, Mã CK: VCG) dừng thực hiện nghị quyết Đại hội đồng cổ đông hồi tháng 1 vừa qua.Ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Vinaconex (bên phải) chủ trì cuộc trao đổi thông tin chiều 1/4. Vinaconex công khai mở tài liệu niêm phong cuộc họp ĐHCĐ bất thường ngày 11/1 về bầu HĐQT và BKS dưới sự chứng kiến của văn phòng thừa phát lại (Ảnh: Phiếu biểu quyết tán thành thông qua biên bản và Nghị quyết Đại hội). Việc các cổ đông lớn tại Vinaconex không tìm được tiếng nói chung phải nhờ tới toà án đã gây tâm lý hoang mang cho nhiều cổ đông. Biến lớn tại Vinaconex, tòa án tạm dừng khẩn cấp nghị quyết bầu HĐQT mới