Bài 2: Ánh dương soi đường
“…Bao nẻo người đi bước trước sau/ Một câu hỏi lớn biết về đâu?áchmạngthángTámBướcngoặtlịchsửvĩđạicủadântộcViệtNam–Bàsoi kèo bỉ hôm nay/ Năm châu thăm thẳm trời im tiếng…”. Đây là những câu thơ trong bài thơ Người đi tìm hình của nước trong tập Ánh sáng và Phù sa của Chế Lan Viên vẽ lên bối cảnh lịch sử khi chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rời Bến cảng Nhà Rồng bôn ba tìm đường cứu nước. Cuộc hành trình qua 3 đại dương và gần 30 quốc gia đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, học thuyết cách mạng tiên phong của thời đại, tìm thấy ánh dương soi đường cho cách mạng Việt Nam.
Từ chủ nghĩa yêu nước
Vào giữa thế kỷ thứ XIX, Pháp nổ súng đánh chiếm nước ta, giữa lúc chế độ phong kiến Việt Nam đang trên đà suy tàn, mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến trở nên gay gắt. Ngay từ khi Pháp xâm lược, các phong trào yêu nước của nhân dân ta với truyền thống kiên cường bất khuất đã liên tiếp nổ ra khắp Bắc, Trung, Nam. Cuộc chiến đấu vô cùng anh dũng của nhân dân ta đã gây cho bọn xâm lược rất nhiều khó khăn, thiệt hại. Phải mất một phần ba thế kỷ, Pháp mới đặt được ách thống trị lên đất nước ta. Tuy nhiên, các cuộc kháng chiến anh dũng đó đều không thành công, đều bị dập tắt trong máu lửa. Năm 1885, phong trào Cần Vương dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước phát triển rầm rộ, nhưng cũng chỉ kéo dài được đến năm 1896. Tuy các sĩ phu giàu lòng yêu nước, nhưng không có khả năng vạch ra được giải pháp mới phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và xu thế phát triển của thời đại.
Sang đầu thế kỷ XX, sau khi đã cơ bản hoàn thành giai đoạn vũ trang xâm lược nước ta, Pháp tiến hành kế hoạch “khai thác thuộc địa”, nhằm bóc lột, vơ vét sức người, sức của ở Việt Nam. Phong trào yêu nước Việt Nam chuyển sang khuynh hướng mới mà ta thường gọi là cuộc vận động dân tộc dân chủ tư sản, tiêu biểu là các phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can, cải cách dân chủ của Phan Châu Trinh, phong trào chống thuế ở Trung Kỳ... Sau một thời gian phát triển rầm rộ, các phong trào trên cũng nối tiếp nhau tan rã trước sự đàn áp của Pháp.
Ngày 5-6-1911, tại Bến Nhà Rồng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành lên tàu La Touche De Trévillie' ra nước ngoài tìm đường cứu nước
(Ảnh tư liệu TTXVN)
Trước bối cảnh đó, vượt lên những hạn chế của các sĩ phu yêu nước đương thời, chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành tuy khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu, nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào. Người phân tích đúng đắn những điều kiện khách quan và chủ quan trong xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX để đi đến kết luận: Cụ Phan Châu Trinh chủ trương chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải cách, điều đó chẳng khác gì “xin giặc rũ lòng thương”; cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp, chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Cụ Hoàng Hoa Thám còn thực tế hơn, trực tiếp đấu tranh chống Pháp, nhưng “còn nặng cốt cách phong kiến”. Vì vậy, Nguyễn Tất Thành chọn cho mình hướng đi mới, đó là tìm cách đến các nước phương Tây, nơi có trào lưu tự do, bình đẳng, bác ái để tìm cách làm mới, phương pháp mới, rồi trở về nước giúp Tổ quốc, giúp đồng bào. Quyết định này về sau Người có nói: “Nhân dân Việt Nam, trong đó có cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi ai là người sẽ giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Nhật, người khác lại nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thì thấy phải đi ra nước ngoài để xem cho rõ…”.
Đến “mặt trời” phương Đông
Tháng 6-1911, Nguyễn Tất Thành với tên gọi Văn Ba từ Bến cảng Nhà Rồng lên tàu La Touche De Trévillie’ rời Tổ quốc thân yêu vượt trùng dương đi tìm chân lý cách mạng. Hành trang của Người mang theo không có gì ngoài tấm lòng yêu nước, đôi bàn tay lao động và ý chí quyết tâm tìm ra con đường cứu dân, cứu nước. Có thể nói, đây là sự kiện lịch sử quan trọng, là bước mở đầu cho cách mạng Việt Nam chuẩn bị đi vào con đường cách mạng vô sản, nhịp bước với thời đại, kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân một cách hữu cơ từ trong bản chất giai cấp và trên tinh thần đấu tranh vì lợi ích dân tộc và của toàn nhân loại.
Trong hành trình vạn dặm khắp các châu lục, dù phải vất vả lao động kiếm sống, dù gặp phải muôn vàn khó khăn, không lúc nào Nguyễn Tất Thành (lúc này đã đổi tên là Nguyễn Ái Quốc) xa rời mục tiêu của mình: “Đêm mơ nước ngày thấy hình của nước”. Trong ngỡ ngàng trước những bến bờ xa lạ, Người càng thấy yêu hơn, hiểu nhiều hơn về nỗi đau thương của dân tộc, đất nước mình. Nếu như không có sự tồn tại của hình ảnh đất nước đau thương, có lẽ sẽ không có động lực để Người đi tìm dáng hình tương lai cho Tổ quốc Việt Nam mới. Trong thời gian này, Người đã tìm tòi, khảo nghiệm các cuộc cách mạng lớn trên thế giới, làm nhiều nghề, học tiếng nước ngoài… Người đã tận mắt trông thấy những cảnh khổ cực chết chóc của người da đen dưới roi vọt của thực dân. Thay mặt những người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Vécxây bản yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam. Người Pháp đã coi đây là quả bom làm chấn động dư luận nước Pháp, còn người Việt Nam lại coi đó là tiếng sấm của mùa xuân.
Bước ngoặt quan trọng trên hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc về vấn đề dân tộc, giải phóng dân tộc và về Đảng cách mạng được mở ra lần đầu tiên khi Người tiếp xúc với sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo L’Humanite, số ra 2 ngày 16, 17-7-1920. Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông/ Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt/ Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc/ Sao vàng bay theo liềm búa công nông/ Luận cương đến với Bác Hồ. Và người đã khóc/ Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê-nin/ Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp/ Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin… Người đã tìm thấy trong đó lời giải đáp về vấn đề dân tộc và thuộc địa, sự cần thiết phải có Đảng Cộng sản, nhiệm vụ chiến lược và sách lược của Đảng trong cuộc đấu tranh giải phóng. Tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp ở Tua cuối tháng 12- 1920, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế III - Quốc tế Cộng sản và tán thành tham gia Đảng Cộng sản Pháp. Từ giờ phút ấy, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên tham gia và sáng lập một Đảng Mác-xít ngay chính sào huyệt của kẻ đang thống trị, áp bức dân tộc mình.
30 năm bôn ba bốn biển năm châu, sống cuộc sống cần lao, trải nghiệm, mở rộng tầm nhìn, nhập vào dòng chảy cách mạng thế giới, để rồi sau đó trở về phương Đông, trở về đất nước, Người truyền nguồn năng lượng, ánh sáng trí tuệ cho cả dân tộc, thổi bùng lên thành cuộc Cách mạng Tháng Tám, giành lại độc lập dân tộc, đem lại tự do cho nhân dân, chấm dứt trăm năm nô lệ tăm tối. Có thể khẳng định rằng, sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước là bài học vĩ đại cho cách mạng nước ta, trong từng điều kiện thực tiễn để tìm ra những giải pháp, những con đường cho đất nước và cũng là một bài học vô cùng sâu sắc cho thế hệ trẻ hôm nay về tinh thần yêu nước, ý thức tự lực tự cường của dân tộc Việt Nam anh hùng.
ĐÀM THANH (tổng hợp)
Bài 3: Rũ bùn đứng dậy chói lòa
相关文章:
相关推荐:
1.0773s , 7589.9765625 kb
Copyright © 2025 Powered by Cách mạng tháng Tám: Bước ngoặt lịch sử vĩ đại của dân tộc Việt Nam – Bài 2_soi kèo bỉ hôm nay,Betway