Vì sao cáp biển AAG dù liên tục đứt vẫn được nhiều nhà mạng dùng?_soi kèo trận hàn quốc hôm nay
AAG gặp sự cố,ìsaocápbiểnAAGdùliêntụcđứtvẫnđượcnhiềunhàmạngdùsoi kèo trận hàn quốc hôm nay các nhà mạng cấp tập bù dung lượng
Tuyến cáp quang biển quốc tế Asia America Gateway (AAG) kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ, vừa gặp sự cố lần thứ hai trong năm nay vào 4h ngày 19/7.
Trong thông tin mới chia sẻ với ICTnews, đại diện Viettel cho biết, theo tin từ đơn vị điều hành tuyến cáp AAG, sự cố xảy trên phân đoạn S1H, nhánh Việt Nam từ trạm cập bờ Vũng Tàu ra trục quốc tế, do đó gây gián đoạn toàn bộ dịch vụ kết nối quốc tế trên tuyến cáp quang biển này.
Nhà mạng này đang phối hợp làm việc với Ban quản trị, vận hành tuyến cáp biển AAG để có thông tin cập nhật về kế hoạch sửa chữa, khắc phục sự cố nêu trên.
Nói về giải pháp đã thực hiện để giảm bớt ảnh hưởng từ sự cố trên tuyến cáp biển AAG, đại diện Viettel khẳng định: Viettel luôn quy hoạch, định tuyến, phân bổ dung lượng trên các tuyến cáp kết nối đi quốc tế để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Sự cố mất dung lượng trên tuyến cáp AAG đã nằm trong kịch bản dự phòng của Viettel. Hơn thế, dung lượng của Viettel định tuyến trên tuyến cáp AAG chiếm tỷ trọng ít.
“Sau khi AAG gặp sự cố, lưu lượng đã được định tuyến tự động, tối ưu qua các tuyến cáp biển khác như IA, APG, AAE-1 và cáp đất liền kết nối đi quốc tế. Do đó, không gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của người dùng”, đại diện Viettel cho hay.
Với VNPT, ngay khi nhận được thông tin tuyến cáp biển AAG tiếp tục gặp sự cố vào sáng 19/7, Tổng công ty hạ tầng mạng VNPT Net và các VNPT tỉnh, thành phố đã tiến hành cân tải qua các hướng cáp quốc tế khác để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Mỗi khi cáp biển gặp sự cố, các nhà mạng đều cân tải qua các hướng cáp biển khác và cáp đất liền. (Ảnh minh họa: TTXVN) |
Cùng với Viettel và VNPT, các ISP khác như FPT, CMC cũng triển khai phương án để bù dung lượng bị thiếu hụt do cáp AAG gặp sự cố. Đơn cử như CMC Telecom hiện dùng khoảng 10% dung lượng kết nối quốc tế qua AAG, sau khi tuyến cáp xảy ra sự cố, đơn vị đã điều hướng sang các tuyến cáp biển khác.
Riêng NetNam khoảng 2 năm gần đây chỉ dùng tuyến cáp AAG là phương án dự phòng trong trường hợp khẩn cấp nên về cơ bản ISP này không bị ảnh hưởng của sự cố xảy ra ngày 19/7 vừa qua. Hiện nay, phần lớn lưu lượng kết nối quốc tế của NetNam đi qua các tuyến cáp biển IA, APG cùng tuyến cáp đất liền qua biên giới phía Bắc.
AAG vẫn là thành tố quan trọng trong cơ cấu sử dụng của nhiều nhà mạng
Điểm đáng chú ý là hiện nay kênh kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế đã được thiết lập thông qua nhiều tuyến cáp biển với 5 tuyến chính gồm APG, SMW3, AAE-1, AAG, IA cùng các tuyến cáp quang trên đất liền qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào và Việt Nam - Campuchia. Dự kiến trong năm tới sẽ có thêm 2 tuyến cáp biển quốc tế có sự tham gia đầu tư của các nhà mạng Việt Nam là SJC-2 và ADC.
Trong đó, với riêng tuyến cáp biển AAG, từ năm 2015, nhiều ISP tại Việt Nam cho biết đã lên kế hoạch để giảm sự phụ thuộc vào AAG. Nguyên nhân là do tuyến cáp AAG thường xuyên gặp sự cố, hoặc được bảo trì, khiến cho việc liên lạc và trao đổi thông tin đi nước ngoài của người dùng Việt Nam như dịch vụ web, email, video, mạng xã hội… đi quốc tế bị chậm.
Theo đại diện Hiệp hội Internet Việt Nam, thông thường các sự cố cáp biển sẽ được xử lý trong vòng một vài tuần. (Ảnh minh họa: truyenhinhfpt.net.vn) |
Dẫu vậy, trên thực tế cho đến nay, theo các chuyên gia, lưu lượng AAG vẫn được nhiều nhà mạng trong nước sử dụng với tỷ lệ lớn. Cũng vì thế, khi tuyến cáp biển này gặp sự cố vẫn gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dịch vụ những dịch vụ quốc tế cung cấp cho người dùng của các nhà mạng, nhất là trong những ngày đầu.
Trao đổi với ICTnews, đại diện Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) cho biết: “Mặc dù cáp AAG hay gặp sự cố, nhưng về mặt kinh tế đây là tuyến cáp có giá thành hợp lý nhất. Do vậy, trong cơ cấu sử dụng của các nhà mạng, AAG vẫn là một thành tố quan trọng, đặc biệt với các nhà mạng lớn có nhiều người dùng Internet di động.
Nhận định các nhà mạng cũng quen với việc ứng phó, bổ sung lưu lượng, đại diện VIA cho rằng tình trạng giảm chất lượng dịch vụ Internet quốc tế nếu có cũng sẽ không kéo dài lâu.
Cũng theo phân tích của đại diện VIA, thời gian khắc phục sự cố trên các tuyến cáp phụ thuộc và nhiều yếu tố như nguyên do sự cố, địa điểm xảy ra sự cố, sự sẵn sàng của các đơn vị chuyên khắc phục và đôi khi cả thời tiết nữa. Và thông thường, những sự cố cáp biển sẽ được xử lý trong vòng một vài tuần.
Là tuyến cáp quang biển được đưa vào khai thác từ hơn 11 năm trước, vào tháng 11/2009, AAG có chiều dài 20.191 km, cáp AAG kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Các quốc gia và vùng lãnh thổ tuyến cáp biển này đi qua gồm có Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam (nhánh cáp rẽ vào Việt Nam dài 314km, điểm cập bờ tại Vũng Tàu), Brunei, Hong Kong (Trung Quốc), Philippines và Hoa Kỳ (Guam, Hawaii và California).Trước khi gặp sự cố vào sáng ngày 19/7, trong năm nay tuyến cáp biển AAG cũng đã bị lỗi cáp trên nhánh S1H ngày 22/6 và các lỗi này đã được khắc phục xong vào ngày 12/7 vừa qua.