TheàNộixuấthiệnổdịchsốtxuấthuyếkết quả bóng đá các câu lạc bộ châu âuo Sở Y tế Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2020, toàn thành phố có 634 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 28/30 quận, huyện và 198/579 xã, phường, thị trấn.
Số lượng bệnh nhân có xu hướng gia tăng nhanh trong 3 tuần gần đây. Trong đó, 3 xã có nhiều bệnh nhân và có ổ dịch diễn biến phức tạp, bao gồm xã Tam Hiệp - huyện Phúc Thọ (182 ca), xã Khánh Hà - huyện Thường Tín (48 ca) và xã Thanh Thùy - huyện Thanh Oai (44 ca).
Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh, dù số ca mắc đã giảm so với cùng kỳ năm 2019, tuy nhiên số bệnh nhân lại đang có xu hướng gia tăng nhanh trong những tuần gần đây. Nếu những bên liên quan không triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch, dịch sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ bùng phát trên toàn thành phố.
Trước tình hình trên, Sở Y tế khuyến cáo các đơn vị cần quyết liệt triển khai hoạt động phòng chống dịch sốt xuất huyết; thực hiện triệt để các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy.
Tại khu vực có bệnh nhân sốt xuất huyết, cần thực hiện phương châm vào từng ngõ, gõ từng nhà; lực lượng cộng tác viên, đội xung kích sẽ kiểm tra từng hộ gia đình để hướng dẫn, giám sát hoạt động diệt gọ gậy.
Mùa dịch sốt xuất huyết, bệnh nhân có biểu hiện sốt cao được khuyến cáo đến bệnh viện thăm khám, xét nghiệm sàng lọc ngay từ những ngày đầu |
TS. BS Nguyễn Kim Thư, Trưởng Khoa Virus Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, sốt xuất huyết là bệnh lây truyền qua đường muỗi đốt, do virus Dengue gây nên, xuất hiện ở các quốc gia vùng nhiệt đới.
Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết Dengue thường gây thành dịch vào giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm. Trong đó đỉnh dịch vào khoảng tháng 8, tháng 9.
Sốt xuất huyết có thời gian ủ bệnh từ 1 đến 2 tuần. Biểu hiện đầu tiên của bệnh là sốt cao, đau mỏi người, đặc biệt là đau đầu, nhức hốc mắt. Nếu không được điều trị kịp thời, từ khoảng ngày thứ 5 trở đi, bệnh nhân sẽ bắt đầu có dấu hiệu nặng như tụt huyết áp, xuất huyết, cô đặc máu, có thể dẫn đến tử vong.
Với trẻ em mắc sốt xuất huyết, nguy cơ tụt huyết áp, mất nước càng lớn do tỷ lệ nước trong cơ thể trẻ thường cao hơn người trưởng thành. Phụ nữ mang thai mắc bệnh này có thể gặp nguy cơ sảy thai, hoặc thai lưu.
Đặc biệt, người cao tuổi có sẵn bệnh nền như cao huyết áp, bệnh thận, bệnh gan dễ khiến tình trạng bệnh biến chuyển nặng hơn khi mắc sốt xuất huyết.
Bác sĩ Thư cho biết thêm, bệnh cảnh những ngày đầu của sốt xuất huyết Dengue thường giống với sốt virus thông thường nên bệnh nhân rất dễ chủ quan, chỉ uống thuốc hạ sốt tại nhà. Đây là bệnh có diễn tiến rất nhanh. Tới những ngày thứ 4, thứ 5, bệnh rất dễ chuyển nặng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tính mạng bệnh nhân.
“Trong mùa dịch sốt xuất huyết, chúng tôi khuyến cáo bệnh nhân có biểu hiện sốt cao nên đến bệnh viện thăm khám, xét nghiệm sàng lọc ngay từ những ngày đầu tiên để điều trị kịp thời nếu mắc bệnh”, bác sĩ Thư nhấn mạnh.
Bác sĩ Thư nhấn mạnh thêm, bệnh sốt xuất huyết Dengue hiện vẫn chưa có vaccine phòng tránh. Bởi vậy, cách tốt nhất mà người dân nên làm là giảm số lượng muỗi bằng việc khơi thông cống rãnh, dọn dẹp các bụi cây,… Bên cạnh đó, người dân cũng cần có các biện pháp bảo vệ bản thân khỏi bị muỗi đốt.
Nguyễn Liên
Chiều 5/7, ông Mai Xuân Hải – Giám đốc Sở Y tế Gia Lai cho biết, đến thời điểm này trên địa bàn đã ghi nhận thêm 9 ca dương tính với bạch hầu, nâng tổng số mắc lên 10 trường hợp .
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)