Hoạt động đào Bitcoin ở Iran là được phép,ạmcấmđàoBitcoinvàcácloạitiềnảokháctừđếsoi kèo algeria nhưng đã bị tạm cấm vì thiếu điện. |
Hàng loạt các thành phố lớn của Iran vẫn đang chìm trong bóng tối vì mất điện. Nhu cầu sử dụng điện tăng cao xuất phát từ việc người dân ở nhà do Covid-19, cộng thêm thời tiết mùa hè nắng nóng.
Trước áp lực đó, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã thông báo trên truyền hình vào hôm 26/5, tuyên bố cấm đào Bitcoin và các loại tiền ảo. Lệnh cấm có hiệu lực ngay lập tức và kéo dài đến 22/9 khi mùa nóng tạm qua đi.
Trước đó, Tehran đã triệt phá 85% mỏ đào tiền ảo không phép khi các thợ đào tìm đủ mọi cách giấu ‘trâu cày’, kể cả đặt trong nhà thờ Hồi giáo và hầm trú ẩn. Các mỏ này có thể tiêu thụ tới 95 megawatts mỗi giờ ở mức điện trợ giá, theo công ty điện lực Tavanir của Iran.
Quốc gia Hồi giáo với 82 triệu dân này đang cấp phép hoạt động cho 50 mỏ đào, tiêu thụ khoảng 209 megawatts mỗi giờ. Các mỏ đào đem lại doanh thu khoảng 1 tỷ USD mỗi năm cho Tehran, giúp Iran qua mặt các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Theo ước tính của ĐH Cambridge (Anh), Iran chiếm khoảng 3,4% tổng tiêu thụ điện năng cho hoạt động đào Bitcoin trong bốn tháng đầu năm 2020, đứng thứ tư thế giới. Một báo cáo khác của Elliptic cho rằng con số này là 4,4%.
Liên tiếp trong một tuần vừa qua, hoạt động trấn áp mỏ đào Bitcoin của Trung Quốc và Iran đã khiến công suất đào đồng tiền này giảm đáng kể. Hashrate (chỉ số đo hiệu suất đào) hiện đã giảm xuống còn 146 TH/s so với đỉnh 180 TH/s hồi giữa tháng 5 này.
Sau lệnh cấm của Iran, giá Bitcoin đã giảm nhẹ 3% xuống còn hơn 37.000 USD với vốn hóa toàn thị trường khoảng 1.654 tỷ USD.
Phương Nguyễn (Theo Bloomberg)
Không chỉ game thủ hay những người làm trong lĩnh vực thiết kế, đồ họa, ngay cả các chủ cửa hàng máy tính cũng mong cho cơn sốt "đào" coin sớm qua để thị trường có thể bình ổn.
(责任编辑:Cúp C2)