- Thiếu hiểu biết nên không biết mình mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục; biết mình có bệnh nhưng âm thầm chịu đựng đến mức phải cắt bỏ bộ phận sinh dục… đó chỉ là một vài trong số những bi kịch mà không ít người – trong đó có các bạn trẻ thuộc nhóm dễ bị tổn thương phải chịu đựng trong điều kiện hạn chế khi tiếp xúc với các dịch vụ y tế thân thiện.
Người sống với HIV trẻ,ỳthịxãhộiđènặngnhómdễbịtổnthươpsg vs lorient người đã sử dụng mà túy trẻ, sex worker (người lao động tình dục) trẻ, MSM trẻ, những người chuyển giới trẻ và bạn tình trẻ của những người nhiễm HIV/AIDS là những nhóm thanh niên có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cũng như bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cao. Trong thực tế, đây chính là những nhóm người chịu nhiều phân biệt đối xử, kì thị nặng nề, có nguy cơ nhiễm H cao, khó khăn trong phòng và chữa bệnh.
Hiếu Vy – một 9x chuyển giới tại Hà Nội cho biết, em và những bạn bè chuyển giới như mình thường gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận các dịch vụ Y tế thân thiện. |
Chị Hà, chủ nhiệm Câu lạc bộ Sức khỏe phụ nữ Hà Nội cho biết, công việc chính của câu lạc bộ là tiếp cận, truyền thông, tập huấn và tổ chức sự kiện cho các chị em làm nghề cung cấp dịch vụ tình dục tại địa bàn Hà Nội. Chị chia sẻ không ít day dứt với công việc mà mình và “Các đối tượng của CLB thường là những chị em trẻ, có thể từ 15 – 25 tuổi. Việc tiếp cận, vận động để các bạn tham gia các hoạt động của CLB thường rất khó khăn. Rất nhiều các chị em không hiểu biết, và nếu không được truyền thông thì đều không quan tâm đến việc phòng và chữa HIV/AIDS và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Điều đó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khả năng sinh sản của chị em. Có những trường hợp, bệnh nhẹ hoặc bệnh đơn giản nhưng do không được phát hiện và điều trị kịp thời như giang mai, lậu… đều để lại những hậu quả đáng tiếc, thậm chí ảnh hưởng đến các thệ hệ sau”.
Một thành viên câu lạc bộ Hải Đăng – CLB hoạt động trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản cho người đồng tính nam chia sẻ những chuyện buồn tương tự trong qua trình làm việc với nhóm trẻ em đường phố: “Các em bị mắc bệnh, nhưng do điều kiện sống vô cùng khó khăn, có khi không lo nổi miếng ăn hằng ngày thì việc bỏ vài chục, đến vài trăm ngàn để khám hay chữa bệnh là điều không thể. Ngoài ra, việc tự kì thị mình, không vượt qua được nỗi mặc cảm của bản thân, sợ người khác nhìn vào, không dám đi đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh khi mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cũng là một nguyên nhân. Có trường hợp mắc bệnh không quá nghiêm trọng, nhưng rồi người bệnh vẫn cố chịu đựng đau đớn, đến mức bệnh nặng, phải cắt bỏ dương vật, không thể có con được nữa…”.
Đại diện cho nhóm LGBT (người đồng tính, song tính và chuyển giới) Hiếu Vy – một 9x chuyển giới đang sống ở Hà Nội hiểu rất rõ những khó khăn mà mình và các bạn bè gặp phải khi có nhu cầu tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh – trong đó có HIV/AIDS và các bệnh lây qua đường tình dục: “Rào cản thường xuất hiện ngay từ khâu đầu tiên – thủ tục hành chính khi mình đến các cơ sở y tế. Bên cạnh đó là chi phí khám – chữa bệnh đắt đỏ, thiếu các chính sách của nhà nước dành cho người mắc bệnh lây qua đường tình dục” – Hiếu Vy tâm sự.
Mạng lưới thanh niên hoạt động mạnh mẽ được kỳ vọng sẽ góp phần đắc lực trong khắc phục những kỳ thị, rào cản hiện nay trọng các lĩnh vực liên quan tới phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam. |
Nhiều nhóm tự lực, các câu lạc bộ trong mạng lưới thanh niên Việt Nam phòng chống HIV/AIDS – VYPN mới đây đã cùng ngồi lại để chia sẻ kinh nghiệm khi làm việc với các cơ sở y tế tại địa phương” liên quan tới những hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, trong đó cùng đưa ra những mong muốn, sáng kiến nhằm khắc phục những khó khăn, thách thức mà các nhóm đang gặp phải hiện nay như: Vượt qua tâm lý kì thị của chính mình; kết nối mạnh mẽ hơn nữa giữa các nhóm, tổ chức thanh niên phòng chống HIV/AIDS, tăng cường truyền thông để mọi người hiểu biết về các dịch vụ y tế và hoạt động phòng chống HIV/AIDS, sớm đưa giáo dục giới tính vào chương trình giáo dục cho giới trẻ; tăng cường đào tạo nhận thức cho các cán bộ y tế hoạt động trong lĩnh vực liên quan, vận động nhiều ban, ngành, đoàn thể cùng tham gia, vận động chính sách…
Mạng lưới VYPN được thành lập nhằm kết nối các nhóm, các tổ chức xã hội của thanh niên, dành cho Thanh niên Việt Nam trong các lĩnh vực liên quan tới phòng chống HIV/AIDS, đặc biệt là các nhóm thanh niên dễ bị tổn thương bởi HIV/AIDS. Nhằm chia sẻ thông tin, nâng cao năng lực cộng đồng, xây dựng các chương trình vận động chính sách cho thanh niên và phát triển các nhóm cộng đồng của thanh niên trong công tác phòng chống HIV/AIDS. |
Minh Tâm