BetwayBetway

Cân nhắc cách thức tiến hành kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV_lịch thi đấu hạng nhất anh

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 2,ânnhắccáchthứctiếnhànhkỳhọpthứQuốchộikhólịch thi đấu hạng nhất anh sáng 18/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về tổng kết Kỳ họp thứ nhất và cho ý kiến bước đầu về chuẩn bị cho kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Củng cố niềm tin vững chắc của nhân dân

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh  sau 9 ngày làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, tích cực, khẩn trương, nghiêm túc, tập trung, đoàn kết, dân chủ, tâm huyết, trí tuệ, kỳ họp thứ nhất đã kết thúc rất tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra, bảo đảm an toàn tuyệt đối, tạo sự lan tỏa tích cực, củng cố niềm tin vững chắc của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Kết quả của kỳ họp có ý nghĩa rất quan trọng, là sự tiếp nối, phát huy thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, qua đó góp phần kịp thời giải quyết những vấn đề cấp bách trước mắt và quyết định những vấn đề lớn mang tính chiến lược, dài hạn nhằm thể chế hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, tạo khuôn khổ pháp lý để Chính phủ, các địa phương triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước giai đoạn 2021-2025.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đánh giá kỳ họp thứ nhất chỉ diễn ra trong 9 ngày với khối lượng công việc đồ sộ. Đây là sự cố gắng nỗ lực của Quốc hội khi làm việc cả thứ Bảy, Chủ nhật.

Quốc hội đã ban hành 29 nghị quyết trong đó Nghị quyết số 30/2021/QH15 có nhiều nội dung quan trọng, quyết nghị để Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ có thêm cơ sở pháp lý thực hiện phòng, chống dịch COVID-19. Công tác nhân sự cũng đạt được sự đồng thuận cao.

Phân tích nguyên nhân của thành công này, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho rằng Quốc hội đã bố trí chương trình khoa học, hợp lý. Bên cạnh đó là sự đồng thuận của đại biểu Quốc hội đối với đề xuất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Quốc hội đồng hành cùng Chính phủ, các đề xuất Chính phủ trình đều được đại biểu Quốc hội đồng tình, đặc biệt trong việc ban hành Nghị quyết số 30. Đặc biệt, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong công tác nhân sự.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đánh giá cao sự điều hành của quyết liệt của Chủ tịch Quốc hội, liên tục chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan của Quốc hội trước, trong và sau kỳ họp.

Ngoài ra, theo ông Trần Quang Phương, Quốc hội đã có “3 chủ động” là: chủ động dự báo để nắm bắt tình hình; chủ động chuẩn bị từ sớm, từ xa; các cơ quan Quốc hội cũng chủ động phối hợp với nhau và với các cơ quan của Chính phủ.

Cho ý kiến 5 dự án luật

Hiện nay, tình hình dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp. Do đó, việc tổ chức kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV cần được chuẩn bị, cân nhắc thật kỹ lưỡng về cả nội dung, cách thức tiến hành và các điều kiện bảo đảm để kỳ họp khai mạc đúng thời gian quy định (ngày 20/10/2021), bảo đảm chất lượng, tiến độ và tuyệt đối an toàn về phòng, chống dịch.

Về nội dung kỳ họp thứ 2, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết  Quốc hội sẽ sem xét, thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung Phụ lục-Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự, dự thảo Nghị quyết về Định hướng công tác lập pháp của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Ngoài ra, Quốc hội cũng xem xét, cho ý kiến 5 dự án: Luật Cảnh sát cơ động; Luật Điện ảnh (sửa đổi); Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; quyết định kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022; Đề án bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; xem xét, quyết định: Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; Quy hoạch sử dụng đất quốc gia giai đoạn 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia giai đoạn 2021-2025.

Các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao; các báo cáo của Chính phủ về: công tác phòng, chống tham nhũng; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án năm 2021 cũng được xem xét tại kỳ họp này.

Ngoài ra, Quốc hội cũng xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết về xử lý tài chính cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khi thanh toán khoản tiền bù giá trong bao tiêu sản phẩm của Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Về 2 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên-Huế và Thanh Hóa, Chính phủ đã gửi hồ sơ đề nghị trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 2.

Trên cơ sở ý kiến của cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị Chính phủ khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đầy đủ của các nghị quyết để gửi cơ quan thẩm tra và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tại phiên họp tháng 9/2021. Sau khi xem xét, nếu đủ điều kiện thì sẽ bổ sung vào dự kiến chương trình kỳ họp thứ 2.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ kỳ họp thứ nhất đã kết thúc tốt đẹp, kỳ họp thứ 2 phải tốt hơn kỳ họp thứ nhất. Trọng tâm của kỳ họp này là công tác lập pháp, xây dựng thể chế, phải coi trọng, nâng cao chất lượng, siết chặt kỷ luật kỷ cương công tác này, tuân thủ nghiêm quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Về phương án tổ chức kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh cần xây dựng các phương án vừa thích nghi điều kiện phòng, chống dịch, vừa cải tiến nội dung, chất lượng./.

Theo TTXVN

赞(73754)
未经允许不得转载:>Betway » Cân nhắc cách thức tiến hành kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV_lịch thi đấu hạng nhất anh