Mô hình Ponzi,ềnảođacấpdạngiFanvànhữngnghĩađịacoinchếkeonhacai com vn hay gọi dễ hiểu là đa cấp biến tướng rất phổ biến trong thời gian gần đây dưới vỏ bọc phát hành tiền thuật toán (ICO). Núp dưới vỏ bọc các dự án kinh doanh táo bạo, tiềm năng đang bán ra cổ phần dưới dạng tiền thuật toán để huy động vốn, rất nhiều nhóm đa cấp biến tướng đã bị cộng đồng tiền thuật toán lật mặt, tẩy chay.
Phần lớn những dự án này nhanh chóng trở thành “coin chết”, không còn ai giao dịch và bị chính các nhóm đa cấp biến tướng bỏ rơi.
Theo thống kê của Coinmarketcap, có hàng trăm đồng tiền ảo có vốn hóa thị trường dưới 1 triệu USD và hầu hết số này hiện là “coin chết” và “coin rác”. Những đồng tiền ảo này có điểm chung là vẽ nên những ý tưởng kinh doanh táo bạo, mới mẻ, hướng tới một thị trường màu mỡ. Tuy nhiên tất cả chỉ là cái cớ để nhóm phát triển thu tiền đầu tư.
Đồng tiền ảo iFan vừa bị nhiều nhà đầu tư Việt tố cáo lừa đảo 15.000 tỷ đồng là một ví dụ điển hình của mô hình này. iFan tự xưng là "ứng dụng công nghệ blockchain 4.0", giúp quản lý thu nhập các nghệ sĩ trong showbiz Việt Nam và có sự cộng tác với nhiều nghệ sĩ Việt nổi tiếng.
Tuy nhiên, dưới vỏ bọc trên, bản chất iFan chỉ là một đồng tiền ảo vô nghĩa vận hành theo mô hình đa cấp biến tướng, lấy tiền của nhà đầu tư sau trả cho nhà đầu tư trước, một cách lừa đảo đã quá phổ biến tại Việt Nam.
Trước iFan, trên thế giới có không ít những dự án tương tự. Có dự án muốn “cách mạng hóa nền công nghiệp phim người lớn” khi phát hành tiền ảo nhằm giúp giao dịch trong ngành giữa nhà sản xuất, người xem và diễn viên được cởi trói bằng tiền ảo. Thực chất đây chỉ là bánh vẽ để thu tiền đầu tư. Nhanh chóng, các nhà đầu tư thế giới nhận ra cái bẫy mà những ICO dạng này giăng ra và tránh xa. Đồng tiền ảo có tên Titcoin trên đã nhanh chóng trở thành coin chết, với khối lượng giao dịch chỉ còn dưới 200 USD mỗi ngày.
Nổi tiếng nhất trong số các đồng tiền ảo vận hành dưới dạng mô hình Ponzi chính là Bitconnect. Đây chính là một trong những đồng tiền thuật toán được cộng đồng thế giới khẳng định chắc chắn là mô hình đa cấp biến tướng trong suốt năm 2017. Tuy nhiên đồng tiền này vẫn được quảng bá rộng rãi và sống khỏe tại Việt Nam.
Lê Ngọc Tuấn, người kêu gọi nhiều nhà đầu tư tham gia dự án iFan, bị nhiều người lên tiếng tố cáo lừa đảo. |
Kết cục có thể đoán trước, đầu năm 2018, Bitconnect thông báo đóng cửa, Không ít nhà đầu tư Việt Nam mất cả trăm triệu đồng khi khối tài sản dưới dạng tiền ảo đang cho sàn Bitconnect vay lãi cao trở thành vô giá trị.
Cách thức hoạt động của Bitconnect là lôi kéo nhà đầu tư mới bằng mức lãi suất béo bở lên tới 40% một tháng rồi dùng tiền của nhà đầu tư sau trả cho nhà đầu tư trước. Với chỉ khoảng 4.000 USD khối lượng giao dịch phát sinh mỗi ngày, Bitconnect có tên trong “nghĩa địa coin chết”, như một lời nhắc nhở với cộng đồng tiền ảo thế giới rằng mô hình cho vay tiền ảo lãi lớn không có định nghĩa nào khác ngoài đa cấp biến tướng.
Những đồng tiền ảo đa cấp sau này vẫn giữ nguyên mô hình mà Bitconnect đã áp dụng. Quảng cáo trên nhiều kênh liên tiếp nhồi vào đầu nhà đầu tư nhẹ dạ những khái niệm như lãi từ 1-5% mỗi ngày, cam kết lãi trên 40% một tháng, nhà đầu tư đang tham gia vào “một cuộc cách mạng góp phần thúc đẩy ngành” nào đó. Tuy nhiên tất cả chỉ là bánh vẽ.
(责任编辑:Cúp C1)
Du khách Hàn Quốc bị lạc nhiều giờ trong rừng ở Lâm Đồng
Những lời chúc Tết hài hước hay nhất
Vòng xoáy tiền ảo và những kẻ dại khờ
Hướng dẫn phát WiFi bằng iPhone và điện thoại Android, Windows
Chiến sĩ Bộ Tư lệnh Cảnh vệ 'ra đòn' với Minh Tiệp ở Mr World Vietnam
So sánh Samsung Galaxy S8 và iPhone 7: Nên mua sản phẩm nào?
Xuất khẩu điện thoại tăng đột biến, mang về hơn 4 tỷ USD trong tháng đầu năm
Cô dâu mải chơi game quên cả lễ cưới khiến chủ rể khốn khổ
Tiết lộ về đội quân thần bí nhất của Lầu Năm Góc
iPhone 8 sẽ có dung lượng pin lớn hơn đáng kể
Nhận định, soi kèo Ayeyawady United vs Thitsar Arman, 16h00 ngày 20/1: Những kẻ khốn cùng
Việt Nam nhập khẩu hàng điện gia dụng Thái Lan nhiều hơn Trung Quốc