Trong một bài phát biểu,ừứngdụnghátnhépđếnvaitrònổibậttrongcuộcchiếnNga–7m tỷ lệ châu á Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhắc đến TikToker có thể là nhóm người giúp cuộc chiến kết thúc. Tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng triệu tập những TikToker hàng đầu trong nước tại cuộc gặp chưa từng có tiền lệ để bàn về vấn đề Ukraine. Dù vậy, vẫn có những chính trị gia xem nhẹ TikTok và chế giễu cộng đồng này. Theo các chuyên gia, TikTok thường bị xem thường và phủ nhận. Họ chỉ xem nó như một ứng dụng nhảy nhót, hát nhép. Vai trò trong xung đột Nga - Ukraine Từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự với Ukraine vào ngày 24/2, nội dung liên quan tới Ukraine trên TikTok đã bùng nổ, video chứa thẻ #Ukraine vượt 30,5 tỷ lượt xem tính tới ngày 17/3. Một bài báo trên New York Times chỉ ra, nội dung Ukraine trên TikTok vượt xa các nền tảng khác. Đi kèm với điều đó là không ít thông tin sai sự thật, tin giả. Video về những vụ nổ được đăng lại như thể chúng diễn ra tại Ukraine. Các video tưởng như xảy ra ngoài đời thực lại cắt ra từ video game. Các chiến dịch tuyên truyền cũng phổ biến trước khi bị xóa bỏ. TikTok sở hữu nhiều tính năng khiến nó dễ bị rơi vào bẫy tin giả, một trong số đó là cho phép người dùng đăng tải video và clip âm thanh mà không cần biết đến nguồn gốc, theo một nghiên cứu trên Trung tâm truyền thông Shorestein của Harvard. Điều này khiến các nhà báo, nhà nghiên cứu dày dạn nhất cũng khó phân biệt được giữa sự thật và tin đồn, tin giả và bịa đặt. Bên cạnh đó, người dùng chủ yếu dùng biệt danh; ngày tải lên video không được hiển thị nổi bật, gây phức tạp cho quá trình tìm hiểu bối cảnh và cấu trúc của bảng tin – mỗi video đều chiếm trọn màn hình thiết bị - khiến người xem khó tìm nguồn tin bổ sung. Khác với Facebook – nơi bảng tin của người dùng chủ yếu là nội dung của bạn bè và người quen biết, trang “Dành cho bạn” của TikTok hầu hết của người xa lạ, được quyết định bằng thuật toán. Khi một nền tảng dựa nhiều hơn vào thuật toán thay vì trình tự thời gian, người dùng càng dễ tiếp cận với tin giả, tin sai sự thật hơn. Đó là vì thuật toán ưu tiên nội dung có tính tương tác cao hơn. Những vấn đề đó càng thêm trầm trọng nếu xét tới quy mô và “tuổi tác” của TikTok. Ứng dụng tương đối non trẻ khi mới ra đời năm 2016, song đã đạt hơn 1 tỷ người dùng trên toàn cầu. Dù nhỏ hơn Facebook, nền tảng lại đối diện với những vấn đề tương tự, trong khi có ít tài nguyên và kinh nghiệm hơn. TikTok tiếp tục phát triển sau khi ghi nhận nền tảng người dùng tăng vọt do dịch Covid-19. Theo Emily Dreyfuss, đồng tác giả nghiên cứu của Harvard, đó chính là bước ngoặt cho chúng ta thay đổi cách nhìn nhận về TikTok, từ chỗ chỉ là nơi để thanh thiếu niên giải trí đến trở thành một phần của cuộc đối thoại văn hóa. TikTok đang làm gì? Như các nền tảng mạng xã hội khác, TikTok đang tăng cường xử lý tin giả về cuộc chiến Nga - Ukraine. Công ty kết hợp sử dụng thuật toán và quản trị viên để quản lý nền tảng, với các nhóm nói được hơn 60 ngôn ngữ. Hãng cũng nhanh chóng công bố chính sách đối với truyền thông nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề tuyên truyền. So với các đối thủ lâu đời hơn, TikTok nhanh chóng phản hồi những chỉ trích nhận được. Dù vậy, kìm chế tin giả trên diện rộng ngày càng phức tạp hơn bao giờ hết khi sức mạnh của các KOL đang gia tăng nhanh chóng. Những tài khoản có số lượt theo dõi lớn gây ảnh hưởng “ngoại cỡ” đến nội dung mà người theo dõi họ tiếp nhận, bất kể họ có phải chuyên gia trong lĩnh vực đó hay không. Các nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng có xu hướng tin tưởng khuyến nghị từ một người họ theo dõi trên mạng xã hội hơn là quảng cáo truyền thống. Tin tức chia sẻ qua mạng cũng vậy. Nghiên cứu của Havard kết luận TikTok “được thúc đẩy bằng nền văn hóa coi trọng nhà sáng tạo nội dung và những người nổi tiếng trên nền tảng”. KOL có động lực lớn để tham gia thảo luận các tin tức giật gân, khủng hoảng đang diễn ra vì những bài viết như vậy giúp hồ sơ của họ ghi điểm. Chỉ một video lan truyền cũng đủ sức làm một tài khoản nổi tiếng. Họ hoạt động không khác các nhà báo trong không gian mạng, trừ việc không được đào tạo hoặc ít kinh nghiệm về truyền thông, chẳng hạn phải xác minh các sự thật, tin đồn. Họ không phải chịu trách nhiệm chính thức và thường chỉ muốn làm hài lòng người theo dõi của mình. Các chuyên gia cho rằng nhà lập pháp và công chúng cần xem xét một cách nghiêm túc trách nhiệm của KOL so với tầm ảnh hưởng khổng lồ của họ. Khi mời KOL đến Nhà Trắng, chính quyền Tổng thống Biden đã tiến thêm một bước theo hướng này. Về phần mình, KOL cũng nhận thức được sức mạnh đang nắm giữ. Một ngôi sao TikTok 18 tuổi với hơn 10,5 triệu người theo dõi trả lời tờ Washington Post rằng, cô xem bản thân là “phóng viên Nhà Trắng cho Gen Z”, người chuyển tiếp nội dung theo một cách “dễ tiêu hóa” hơn. Du Lam (Theo The Guardian) Mỹ 'phổ biến kiến thức' cuộc chiến Nga - Ukraine cho hot TikTokerChính phủ Mỹ vừa tổ chức 1 buổi họp trực tuyến để cập nhật tình hình chiến sự cho các ngôi sao trên nền tảng TikTok. |