Thời gian vừa qua,ệpchínhquyềnbắttaytriểnkhaiChínhphủđiệntửthànhphốthôtỷ số giải ngoại hạng nhiều tỉnh, thành phố đã tổ chức các hội thảo về thành phố thông minh có sự tham dự của các chuyên gia quốc tế trình bày về các mô hình, giải pháp, các vấn đề đặt ra trong việc xây dựng mô hình thành phố thông minh. Một số địa phương cũng đã ký kết biên bản hợp tác với các doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Viettel, VNPT, FPT… về tư vấn và triển khai các giải pháp về xây dựng thành phố thông minh. Tại một buổi làm việc về xây dựng Chính phủ điện tử, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu rõ: “Chúng ta không hội nhập, không cải cách đổi mới, đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin mà trước hết là xây dựng Chính phủ điện tử thì chúng ta sẽ chậm phát triển vì năng suất thấp. Thông qua xây dựng Chính phủ điện tử góp phần chống tham nhũng, tiêu cực, nhũng nhiễu đối với nhân dân". Thủ tướng chỉ đạo Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ TT&TT, các bộ, ngành địa phương khẩn trương trình Thủ tướng ban hành kế hoạch triển khai Nghị định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, trong đó chú trọng giải pháp Cổng dịch vụ công quốc gia, kết nối với hệ thống thông tin một cửa điện tử của các bộ, ngành địa phương để tạo chuyển biến căn bản trong việc nâng cao chất lượng cung cấp và giám sát thực hiện dịch vụ hành chính công cho công dân, doanh nghiệp. Thủ tướng đặc biệt lưu ý về nguồn lực, vấn đề hỗ trợ kỹ thuật trong xây dựng lộ trình Chính phủ điện tử. Thủ tướng đề nghị các tập đoàn VNPT, Viettel và FPT cử một số chuyên gia giỏi, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này để hỗ trợ Văn phòng Chính phủ triển khai xây dựng Chính phủ điện tử.
|