Cùng với 9 địa phương khác gồm Bắc Giang,áiNguyêncấpxãcóTổcôngnghệsốcộngđồkeo giai ma Lạng Sơn, Lai Châu, Hậu Giang, Hải Dương, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hưng Yên và Hải Phòng, tỉnh Thái Nguyên đã hoàn thành 100% cấp xã có Tổ công nghệ số cộng đồng.
Đưa chuyển đổi số đến từng ngõ, từng gia đình
Ngày 23/4/2022, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành kế hoạch triển khai thử nghiệm mô hình tổ công nghệ số cộng đồng hỗ trợ người dân tham gia chuyển đổi số. Theo quyết định này, mỗi tổ công nghệ số cộng đồng được thành lập tại các thôn, bản, xóm… sẽ có từ 2 - 5 thành viên với nòng cốt là bí thư đoàn thanh niên, cán bộ hội phụ nữ, cán bộ hội nông dân hoặc tình nguyện viên là sinh viên các trường đại học… am hiểu và sử dụng thành thạo các ứng dụng công nghệ thông tin trên các thiết bị di động theo 3 nội dung chính:
- Về chính quyền số, các tổ công nghệ số cộng đồng sẽ hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, sử dụng các dịch vụ số và tương tác với chính quyền qua các nền tảng số
- Về kinh tế số, thành viên các tổ công nghệ số cộng đồng hướng dẫn cho người dân, hộ kinh doanh, sản xuất nhỏ và vừa ở địa phương thực hiện cài đặt, khai thác các ứng dụng nền tảng số để thay đổi tư duy, phương thức tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa truyền thống chuyển sang các nền tảng công nghệ. Cụ thể, người dân được hướng dẫn đăng ký mở tài khoản, hướng dẫn kỹ năng cơ bản để quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử, sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử…
- Về xã hội số, người dân sẽ được hướng dẫn cài đặt, sử dụng các dịch vụ số phục vụ nhu cầu thiết yếu trong y tế, giáo dục, chính sách xã hội… thực hiện các thủ tục hành chính qua mạng mà không cần phải đến cơ quan hành chính.
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thái Nguyên được giao chủ trì phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp và địa phương triển khai thành lập thí điểm tổ công nghệ số cộng đồng. Trong tháng 4 và tháng 5, các địa phương bắt đầu tuyển chọn thành viên tham tổ công nghệ số cộng đồng, bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11 chính thức triển khai hoạt động hỗ trợ trực tiếp, đưa chuyển đổi số đến từng ngõ, từng gia đình.
Theo ông Đỗ Xuân Hòa, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thái Nguyên, qua thống kê, trong số 1,3 triệu dân toàn tỉnh hiện có khoảng 900.000 sử dụng smartphone và hạ tầng công nghệ thông tin, sóng di động được phủ rộng khắp đến toàn bộ các thôn, bản, xã... Đây là điều kiện thuận lợi để Thái Nguyên triển khai chuyển đổi số.
Bên cạnh đó, các dịch vụ trên nền tảng số được UBND tỉnh Thái Nguyên cung cấp hiện nay, người dân, doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí, thời gian trong đi lại giải quyết thủ tục hành chính cũng như sử dụng các dịch vụ công khác.
Trước đó, ngày 15/4, UBND tỉnh Thái Nguyên cũng ban hành quyết định giao chỉ tiêu hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 4 đối với các sở, ban, ngành và địa phương. Theo đó, trong năm nay, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 4 của các sở, ban, ngành và địa phương phải đạt từ 55% trở lên.
Cũng theo thống kê của UBND tỉnh Thái Nguyên, trong 9 tháng năm 2021, ứng dụng chuyển đổi số giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính đã có 1,9 văn bản được gửi, nhận trên hệ thống điện tử thay vì chuyển phát nhanh qua đường bưu điện đã giúp các cơ quan hành chính tiết kiệm khoảng 7,5 tỉ đồng.
Triển khai các hoạt động của các Tổ công nghệ số cộng đồng
Lộ trình triển khai các hoạt động của các Tổ công nghệ số cộng đồng tại Thái Nguyên trong năm nay cũng đã được Sở Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên vạch rõ. Theo đó, ngay trong tháng 6, các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng của tỉnh sẽ tập trung hướng dẫn người dân cài đặt và sử dụng các nền tảng công nghệ số: Nền tảng công dân số C-Thái Nguyên, nền tảng xã hội số Thái Nguyên ID và “Sổ tay Đảng viên”.
Tháng 7, các Tổ này sẽ tập trung vào các nhiệm vụ hướng dẫn người dân truy cập và sử dụng Cổng thông tin điện tử của tỉnh, huyện, xã để tra cứu thông tin; tuyên truyền, hướng dẫn người dân dùng dịch vụ công trực tuyến...
Bên cạnh đó, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thái Nguyên phối hợp với UBND các huyện tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho các Tổ công nghệ số cộng đồng.
Các thành viên tham dự tập huấn được đại diện Sở thông tin và truyền thông tỉnh, đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông truyền đạt một số nội dung, nghiệp vụ về nhận thức số cộng đồng; hướng dẫn truy cập cổng thông tin điện tử của các địa phương, ngành, đơn vị; cài đặt và sử dụng các nền tảng công nghệ số, tạo tài khoản và truy cập Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh; hướng dẫn đăng ký và sử dụng các sàn thương mại điện tử để mua bán, quảng bá, giới thiệu sản phẩm...
Thông qua lớp tập huấn nhằm giúp các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng có thêm kiến thức để thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chuyển đổi số đến nhân dân; trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn người dân sử dụng các ứng dụng công nghệ thông minh, giao dịch trên sàn thương mại điện tử, thực hiện trực tuyến các thủ tục hành chính; tham gia chuyển đổi số trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ đó chung tay xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số tại địa phương.
Thu Hoài