您现在的位置是:World Cup >>正文

Dự án giáo dục giúp trẻ đô thị vượt qua các rào cản học tập_bd duc 2

World Cup416人已围观

简介Với mục tiêu giúp cho trẻ em mầm non được học tập và phát triển tối đa tiềm năng của bản thân trong ...

Với mục tiêu giúp cho trẻ em mầm non được học tập và phát triển tối đa tiềm năng của bản thân trong bối cảnh đô thị hóa,ựángiáodụcgiúptrẻđôthịvượtquacácràocảnhọctậbd duc 2 dự án Cộng đồng ứng dụng dạy học sáng tạo trong giáo dục mầm non (gọi tắt là CITIES) do VVOB (Tổ chức Hợp tác Phát triển và Hỗ trợ kỹ thuật vùng Fla-măng, vương quốc Bỉ) phối hợp cùng TP. Đà Nẵng triển khai từ 2019 đến nay đã tạo ra không gian dự án có sự hợp tác của nhiều thành phần. Mỗi thành phần đóng một vai trò quan trọng, tạo nên những kết quả mang tính hệ thống và bền vững trong việc xóa bỏ các rào cản đô thị.

{keywords}
 Một hoạt động dạy và học ở trường mầm non tại đô thị

Sự tham gia của các tổ chức giáo dục quốc tế

Với thế mạnh về mặt chuyên môn và kinh nghiệm thực tế trong triển khai các dự án giáo dục tại nhiều quốc gia trên thế giới, các tổ chức giáo dục quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng khoa học của các dự án; đồng thời kết nối các đơn vị phụ trách giáo dục và hỗ trợ phát triển nền giáo dục, đảm bảo đạt được các mục tiêu của dự án khi triển khai.

Năm 2021 - 2022, dự án CITIES bước vào giai đoạn 3 và tiếp tục được triển khai tại TP. Đà Nẵng với sự tham gia của VVOB cùng các chuyên gia đầu ngành giáo dục mầm non đến từ các trường đại học tại Bỉ, các viện nghiên cứu tại Việt Nam. VVOB  đã phối hợp cùng với các sở ban ngành địa phương để thiết kế các giai đoạn dự án với từng mục tiêu và hoạt động phù hợp, hoàn thiện các khái niệm, khung lý thuyết của dự án, thực hiện các hoạt động hỗ trợ chuyên môn cho đội ngũ quản lý và giáo viên tại địa phương.

Điều chỉnh dự án phù hợp thực tiễn địa phương

Sự tham gia của các cơ quan chính quyền như Sở GD&ĐT, phòng Mầm non các quận huyện cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận, điều chỉnh các dự án để phù hợp nhất với bối cảnh và các vấn đề tồn tại ở địa phương. Bên cạnh đó, chính sự tham gia này cũng góp phần giúp cho các tài liệu giáo dục của dự án đảm bảo được tính thực tiễn trong quá trình biên soạn và công bố.

{keywords}
Cơ quan ban ngành góp phần chuẩn hóa tài liệu giáo dục phù hợp với bối cảnh địa phương

Thực tế triển khai giai đoạn 1 và 2 của dự án CITIES tại TP. Đà Nẵng trong năm 2019-2020 cho thấy, khi có sự tham gia hiệu quả của các cơ quan ban ngành địa phương vào dự án, dự án sẽ có điều kiện thuận lợi nhất trong công tác triển khai, tạo tiền đề trong việc xây dựng chính sách và tích hợp các mô hình tiên tiến vào môi trường mầm non đô thị ở các thành phố khác trên toàn quốc.

Đồng hành cùng đội ngũ cán bộ, giáo viên

Một thành phần không thể thiếu trong các dự án giúp trẻ vượt qua rào cản đô thị là đội ngũ giáo viên và cán bộ lãnh đạo tại các trường. Đây là lực lượng đóng vai trò nòng cốt. Kinh nghiệm thực tế của giáo viên là nền tảng để xây dựng kế hoạch và phát triển các hoạt động của dự án. Cán bộ quản lý tại các trường là những người trực tiếp theo dõi, tạo điều kiện để giáo viên thử nghiệm các mô hình học tập mới trên lớp học. Giáo viên sẽ trực tiếp tham gia thiết kế giáo án, đồng hành với học sinh của mình trong các thực hành tốt để hướng tới môi trường giáo dục tích cực hơn.

Chia sẻ về sự tham gia của giáo viên trong dự án CITIES, cô Nguyễn Thị Thanh Thảo - Phó Hiệu trưởng trường mầm non Rạng Đông, Đà Nẵng bày tỏ: “Thông qua việc tham gia vào dự án CITIES, giáo viên biết được mình cần học thêm những gì và tự chủ động trong việc học. Cộng đồng thực hành của giáo viên có sự trao đổi và hỗ trợ lẫn nhau để phát triển chuyên môn và tăng cường thực hành để tốt hơn mỗi ngày. Đặc biệt giáo viên chủ động sáng tạo ra nhiều hoạt động hay: tạo khối 3D, tham quan bảo tàng mỹ thuật, những trang phục đáng yêu, vẽ tranh động…”.

{keywords}
Trẻ sáng tạo và trình diễn trang phục làm từ vật liệu mở trong hoạt động “Những trang phục đáng yêu”

“Khi tham gia vào dự án CITIES, tôi học được rất nhiều phương pháp mới trong giảng dạy và từ đó áp dụng vào lớp học của mình. Tôi tìm hiểu sở thích của trẻ, tổ chức các hoạt động mới lạ, sử dụng các vật liệu mở để tạo ra sự hứng thú học tập nơi trẻ. Nhờ vậy mà trẻ tham gia tích cực hơn, tham gia tập trung hơn so với trước đây”, cô Nguyễn Thị Hồng - giáo viên trường mầm non tư thục Vietkids 2, Đà Nẵng chia sẻ.

Ngọc Minh

Tags:

相关文章



友情链接