Doanh nghiệp nào sẽ hưởng lợi từ chương trình “Làm việc từ xa, đẩy lùi Corona”?_tlcc keonhacai

[Nhà cái uy tín] 时间:2025-01-26 21:09:23 来源:Betway 作者:Thể thao 点击:48次

Ông Nguyễn Phú Tiến,ệpnàosẽhưởnglợitừchươngtrìnhLàmviệctừxađẩylùtlcc keonhacai Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa tin tưởng chương trình sẽ mang lại những hiệu quả và lợi ích to lớn cho cả doanh nghiệp tham gia cung cấp gói hỗ trợ lẫn doanh nghiệp sử dụng gói hỗ trợ.

Mới đây, Bộ TT&TT đã công bố loạt giải pháp công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi lên môi trường làm việc trực tuyến, từ xa tại các địa chỉ https//ict.mic.gov.vn và https://remote.vn. Với mong muốn giúp độc giả hiểu rõ hơn về chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp Việt trong giai đoạn dịch Covid-19, phóng viên VietNamnet đã phỏng vấn ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT về chương trình này.

Xin ông cho biết điều gì đã thúc đẩy Bộ TT&TT cho ra mắt website hỗ trợ doanh nghiệp "Làm việc từ xa, đẩy lùi Corona"?

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp. Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan thì việc cách ly, giãn cách xã hội là hết sức cần thiết. Trước tình thế bắt buộc, rất nhiều doanh nghiệp đã phải chuyển đổi mô hình làm việc sang làm từ xa.

Tuy nhiên, mô hình và văn hóa làm việc từ xa còn tương đối mới tại Việt Nam, để làm việc từ xa mà vẫn đạt hiệu suất cao là không hề đơn giản. Rất nhiều doanh nghiệp đã đặt ra các câu hỏi: Sử dụng công cụ gì để làm việc từ xa? Làm thế nào để làm việc từ xa mà nhân viên vẫn tự giác? Làm thế nào thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên khi làm từ xa?

Cộng đồng Vietnam Remote Workforce (VRW) đã ra đời để chia sẻ các kiến thức, kinh nghiệm, công cụ giúp đỡ các doanh nghiệp dịch chuyển từ mô hình truyền thống sang mô hình làm việc từ xa, đặc biệt trong thời gian dịch bệnh Covid-19.

Ngày 25/3 vừa qua, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã ban hành Chỉ thị 16 phát động cuộc vận động ứng dụng công nghệ Việt cho cuộc sống số. Đây là Chỉ thị thứ 2 mà Bộ trưởng chỉ đạo toàn ngành TT&TT cùng vào cuộc phòng, chống dịch bệnh Covid-19, giúp cuộc sống tiếp diễn bình thường và thúc đẩy phát triển CNTT, chuyển đổi số, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Ý tưởng hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình làm việc từ xa hoàn toàn phù hợp với định hướng của Chỉ thị, vì vậy Bộ TT&TT đã bảo trợ và giao Cục Tin học hóa đồng hành cùng VRW xây dựng danh sách các phần mềm và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tại địa chỉ https://ict.mic.gov.vn và https://remote.vn. Đây là hoạt động thiết thực hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vượt qua khó khăn trong mùa dịch bệnh Covid-19 và nhận được sự hưởng ứng của cộng đồng doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc tạo ra các ứng dụng công nghệ số, đẩy mạnh sử dụng công cụ làm việc từ xa, đưa hoạt động sản xuất kinh doanh lên môi trường số sẽ giúp các doanh nghiệp từng bước chuyển đổi số hiệu quả, góp phần đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

Giao diện trang web tập hợp các ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi sang môi trường làm việc trực tuyến, từ xa.

Chương trình "Làm việc từ xa, đẩy lùi Corona" hỗ trợ những gì cho các doanh nghiệp Việt Nam, thưa ông?

Các doanh nghiệp công nghệ tham gia chương trình sẽ đưa ra những gói ưu đãi về giải pháp, dịch vụ phục vụ cho việc chuyển đổi số để các doanh nghiệp khác có thể sử dụng. Tất cả các gói giải pháp, dịch vụ cung cấp trong chương trình đều được miễn phí trong kỳ hạn tối thiểu từ 3 - 6 tháng. Nhiều gói sản phẩm còn giảm 50% giá bán, thậm chí khuyến mãi trong 1 năm.

Các gói giải pháp, dịch vụ phổ biến có thể kể tới là dịch vụ cung cấp tên miền, máy chủ, an toàn thông tin, marketing/bán hàng trực tuyến, dịch vụ đăng tin tuyển dụng online, quản lý nhân sự, đào tạo trực tuyến, phần mềm quản lý quan hệ khách hàng...

Chương trình hỗ trợ nhận được sự ủng hộ và bảo trợ của Bộ TT&TT, Cục Tin học hóa đồng hành. Chương trình cũng được sự hưởng ứng nhiệt tình của nhiều doanh nghiệp công nghệ số, đến nay đã có trên 50 gói sản phẩm, giải pháp ưu đãi được các doanh nghiệp cung cấp.

Về khó khăn, đó là sự thay đổi thói quen, kỹ năng làm việc của người lao động. Doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác truyền thông, đào tạo để nhân viên và khách hàng của mình làm quen với việc sử dụng công nghệ. Mặt khác, doanh nghiệp cũng có thể phải đầu tư thêm cho hạ tầng CNTT khi thực hiện làm việc từ xa.

Theo đánh giá của ông, đối tượng doanh nghiệp nào sẽ được hưởng lợi từ chương trình hỗ trợ này?

Ưu đãi của chương trình được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp. Điều kiện để nhận ưu đãi là các doanh nghiệp phải có trụ sở chính tại Việt Nam và có mã số thuế còn hoạt động bình thường.

Theo tôi, các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ là đối tượng được hưởng lợi lớn nhất từ chương trình hỗ trợ. Bởi lẽ, các doanh nghiệp này có quy mô nhỏ, hạn chế về nguồn lực, chưa đủ khả năng đầu tư các hệ thống thông tin lớn, cũng là đối tượng dễ bị tổn thương bởi khủng hoảng do dịch bệnh Covid-19 gây ra. Vì vậy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa bức thiết phải thay đổi cách thức quản lý, kinh doanh và quy mô nhỏ cũng khiến việc chuyển đổi số được thực hiện dễ dàng hơn.

Chương trình này được phát động vào thời điểm cuối tháng 3/2020 và kéo dài khoảng 6 tháng để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch bệnh. Tuy nhiên, khi qua giai đoạn phục hồi sau dịch, chương trình không chấm dứt mà Bộ TT&TT sẽ định hướng chuyển đổi sang các hình thức hỗ trợ khác nhằm thực hiện mục tiêu của Chương trình chuyển đổi số quốc gia.

Tôi tin tưởng rằng chương trình sẽ mang lại những hiệu quả và lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, cả doanh nghiệp tham gia cung cấp gói hỗ trợ lẫn doanh nghiệp sử dụng gói hỗ trợ. Những doanh nghiệp tham gia cung cấp giải pháp sẽ có cơ hội để “trình làng” sản phẩm, khẳng định năng lực công nghệ của mình. Các doanh nghiệp nhận và sử dụng các sản phẩm ưu đãi sẽ có cơ hội chuyển mình, thay đổi phương thức quản lý, kinh doanh sang môi trường số với chi phí nhỏ hơn bình thường. Và hơn hết, chương trình sẽ tạo nên một cộng đồng kết nối, chia sẻ kiến thức, giải pháp giữa các doanh nghiệp Việt Nam cùng đoàn kết vượt qua khó khăn.

Vậy với các cơ quan nhà nước, tới đây Bộ TT&TT sẽ triển khai hoạt động gì để hỗ trợ chuyển đổi sang mô hình làm việc mới?

Trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19, các chính phủ, tổ chức và doanh nghiệp trên toàn cầu đang đẩy mạnh làm việc từ xa trên một quy mô chưa từng có. Tại Chỉ thị 16 ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị nhà nước bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức sử dụng CNTT làm việc tại nhà.

Làm việc tại nhà mang lại nhiều lợi ích song để đạt hiệu quả, các cơ quan nhà nước phải hình thành nhanh kỹ năng, thói quen giao tiếp trực tuyến; thay đổi cách thức làm việc để công tác chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc, kết nối, trao đổi thông tin được thực hiện trên môi trường mạng;áp dụng công nghệ số hiệu quả, phù hợp với nhu cầu, điều kiện thực tế của đơn vị, triển khai nhanh nhưng phải phục vụ lâu dài, liên tục, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.

Để hỗ trợ việc chuyển đổi sang mô hình làm việc mới của các cơ quan nhà nước, Bộ TT&TT đã làm việc với các doanh nghiệp CNTT có nhiều kinh nghiệm trong triển khai Chính phủ điện tử tại Việt Nam để cung cấp các nhóm sản phẩm cần thiết để làm việc từ xa như họp, hội nghị trực tuyến; tương tác, làm việc nhóm; soạn thảo và quản lý văn bản; chia sẻ dữ liệu; quản lý và điều hành công việc; an toàn bảo mật và một số công cụ thông minh khác. Các doanh nghiệp đã cam kết cung cấp cho các cơ quan nhà nước những sản phẩm, dịch vụ theo nhiều gói ưu đãi khác nhau, từ việc giảm 30-40% chi phí đến miễn phí trong vòng 1-6 tháng.

Xin cảm ơn ông!

Anh Tuấn (Thực hiện)

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

    相关内容
    精彩推荐
    热门点击
    友情链接