TheôngđiệptừchuyếnđiđầutiêntớiĐôngNamÁcủaNgoạitrưởngMỹnhận định schalke 04o hãng thông tấn Reuters, Ngoại trưởng Blinken có mặt tại thủ đô Jakarta của Indonesia trong ngày hôm 13/12 và sẽ ghé thăm các nước Malaysia và Thái Lan. Đây là chuyến công du đầu tiên của ông tới Đông Nam Á kể từ khi Tổng thống Biden nhậm chức.
Đông Nam Á từ lâu được xem như vùng cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Chính quyền Tổng thống Biden xem đây là khu vực quan trọng trong nỗ lực đối phó với tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, kể từ khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào năm 2017, Washington đang thiếu đi một cơ chế chính thức để tăng cường ảnh hưởng kinh tế tại Đông Nam Á, trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: Reuters |
Trao đổi với các phóng viên trước thềm chuyến công du của Ngoại trưởng Blinken, ông Daniel Kritenbrink, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, cho biết mục tiêu của ông Blinken là muốn nâng tầm cam kết của Mỹ với các nước thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lên mức "chưa từng có".
Ngoài ra, chuyến đi còn tập trung vào việc tăng cường cơ sở hạ tầng an ninh trong khu vực, và thảo luận về tầm nhìn của Tổng thống Biden về một khuôn khổ kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Mỹ vẫn chưa thể xác định những yêu cầu cụ thể trong khuôn khổ kinh tế dự kiến này. Song theo ông Kritenbrink, Washington sẽ tập trung vào việc tạo thuận lợi đối với thương mại, kinh tế kỹ thuật số, khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng, cơ sở hạ tầng, năng lượng sạch cùng các tiêu chuẩn lao động khác.
Giới phân tích và các nhà ngoại giao cho rằng, Ngoại trưởng Blinken có thể sẽ tìm cách thu hút các quốc gia Đông Nam Á bằng những nỗ lực đảm bảo tính ổn định của các chuỗi cung ứng nhạy cảm và sự phát triển tài chính của khu vực.
Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Biden hiện chưa đưa ra dấu hiệu nào cho thấy Washington sẵn sàng cho phép các quốc gia trong khu vực gia tăng tiếp cận thị trường Mỹ.
"Chính phủ Mỹ cần có nghĩa vụ đưa ra một chiến lược kinh tế để các đồng minh và đối tác được thấy rằng, chúng ta vẫn cam kết tham gia vào các hoạt động kinh tế mang tính lâu dài trong khu vực", Matthew Goodman, chuyên gia kinh tế khu vực tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế, nhận định. "Những gì đã được triển khai cho đến nay dù đem lại hứa hẹn về điều này, song nhiều chi tiết vẫn cần phải được bổ sung".
Ông Goodman cho rằng kế hoạch trên vẫn có thể thu hút các nước Đông Nam Á dù tồn tại nhiều hạn chế.
Còn theo một nhà ngoại giao từ châu Á, Mỹ cho đến nay đã thể hiện cam kết tăng cường hợp tác với khu vực Đông Nam Á thông qua một loạt chuyến thăm cấp cao trong năm nay. Đặc biệt trong số này là việc Tổng thống Biden có tham gia các hội nghị thượng đỉnh của khu vực, cùng những cam kết hợp tác an ninh lâu dài.
Tuy nhiên, nhà ngoại giao giấu tên này cho biết: “Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu ứng phó nào với Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế. Trung Quốc đang đi trước cuộc chơi tới 20 năm, và Mỹ cần làm một điều gì đó để giúp đỡ các nước phát triển chậm hơn ở Đông Nam Á. Đưa tàu sân bay tới khu vực thôi là chưa đủ".
Các nhân vật cấp cao trong chính quyền Tổng thống Biden, trong đó có Kurt Campbell - nhà hoạch định chính sách khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cũng cho rằng Mỹ phải cạnh tranh kinh tế hiệu quả hơn với Trung Quốc trong khu vực.
Tuy nhiên, bất kỳ động thái nào nhằm tái gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ là một thách thức lớn đối với chính quyền của ông Biden. Những người chỉ trích cho rằng, các hiệp định như vậy sẽ gây tác động tới những cam kết khôi phục nền kinh tế nội địa của chính phủ Mỹ.
>>> Đọc tin thế giới trên VietNamNet
Việt Anh
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ về châu Á cho biết, Tổng thống Joe Biden cam kết nâng tương tác giữa Mỹ và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lên mức chưa từng có.