Tác giả của phương pháp KonMari là Marie Kondo,ươngphápKonMaricủangườiNhậtchỉgiữlạinhữngthứđemđếnniềmvuitrongcuộcsốtỷ số osaka 32 tuổi, ở Tokyo. Công việc chính của cô là giúp người khác "sắp xếp cuộc sống". Theo CNBC, Kondo là một người yêu thích sự sạch sẽ, ngăn nắp. Cô đã dành gần như cả đời mình để đặt mọi thứ vào nơi phù hợp của chúng.
Từ khi 5 tuổi, Kondo đã yêu thích dọn dẹp, thích đọc các loại tạp chí về phong cách sống, cô thường xuyên đi sắp xếp lại sách ở thư viện, trong khi bạn bè vui vẻ nô đùa (vâng, với một số người thì điều này khá lập dị, bình tĩnh đọc tiếp đã).
Kondo nhận ra khả năng của mình và bắt đầu công việc "sắp xếp" của mình từ năm 19 tuổi. Những đồng lương đầu tiên mà cô nhận được là nhờ giúp một nữ giám đốc sắp xếp lại tủ quần áo.
Sở thích cá nhân của Kondo nhanh chóng trở thành một công việc hái ra tiền, mặt khác là trào lưu sống tích cực được rất nhiều người noi theo. Cô đã xuất bản 4 cuốn sách nói về vai trò của việc "dọn dẹp và sắp xếp mọi thứ trong cuộc sống", bán được 7 triệu bản, dịch ra khoảng 40 thứ tiếng. Ngoài ra chưa kể tới sự ra đời của ứng dụng hướng dẫn sắp xếp, dọn dẹp và những buổi thuyết trình của Kondo.
Phương pháp KonMari
Kondo tuân theo một nguyên tắc trọn đời mà cô gọi là phương pháp "KonMari": chỉ giữ lại những thứ mang đến niềm vui trong cuộc sống.
Từ "niềm vui" không chỉ bao hàm vật chất, nó bao gồm cả khía cạnh tinh thần trong cuộc sống của mỗi người.
Ví dụ từ những thứ đơn giản nhất, Kondo cho biết: "Muốn có niềm vui trong cuộc sống thì phải thay đổi những quan điểm cố hữu, bỏ đi những định kiến. Bạn sẽ thấy rằng cuộc sống trở nên thoải mái và thanh thản hơn. Đôi tất được sinh ra để khi mang giày trở nên êm ái, thoải mái hơn. Có nhiều thứ bé nhỏ trong cuộc sống mang lại giá trị to lớn hơn bạn tưởng. Nói cách khác, để có niềm vui, bạn phải nghĩ xem thứ gì cần bỏ đi, thứ gì cần giữ lại."
Những người hâm mộ luôn đánh giá cao kỹ thuật sắp xếp đồ đạc và tinh thần của Kondo. Dọn dẹp, bố trí lại nhà cửa giúp cuộc sống khỏe mạnh hơn, dọn dẹp những ưu tư muộn phiền khiến đời sống tinh thần lành mạnh hơn.
Phòng làm việc ngồn ngộn những thứ giấy tờ dư thừa là không cần thiết. Chẳng hạn, bản sao các tài liệu có thể số hóa. “Khi chúng đã hoàn thành nhiệm vụ của mình, bạn có thể để chúng ở nơi phù hợp sao cho thật gọn gàng”, Kondo chia sẻ.
Quan điểm khác của Kondo là: “thứ mang lại niềm vui trong cuộc sống sẽ khác với thứ mang lại niềm vui trong công việc. Tức là, giá trị của chúng thay đổi theo môi trường bạn đang hoạt động.” Triết lý đó của Kondo đã tác động đến nhiều người. Cô tiết lộ một khách hàng là CEO đã quyết định chỉ giữ lại những thứ tạo ra tiền từ thuở hàn vi trong phòng làm việc để nhắc nhở bản thân không được quên đi ngày tháng cơ cực.
“Điều quan trọng là nâng từng đồ vật trong tay và tự hỏi: ‘Thứ này có giúp tôi cảm thấy tích cực hơn và góp phần làm cuộc sống tốt đẹp hơn?". Kondo còn đưa ra lời khuyên rằng, trước khi vứt bỏ thứ gì, bạn nên biết ơn vì nó đã làm cuộc sống của chúng ta phong phú hơn.
Cuối cùng, việc dọn dẹp theo phương pháp KonMari đòi hỏi bạn phải biết đánh giá sự ưu tiên trong cuộc sống của bạn. Đó chính bí quyết tạo nên phương pháp này.
“Bằng cách sắp xếp tổ chức, bạn sẽ nâng cao khả năng nhận biết niềm vui, thấy rõ hơn thế nào là giá trị cuộc sống. Từ đó, bạn có thể nâng cao kỹ năng ra quyết định trong công việc, với câu hỏi tương tự ‘Tôi đang tìm kiếm điều gì trong công việc này?’ Xét theo khía cạnh nào đó, việc dọn dẹp có thể mang đến sự thay đổi cho cuộc đời bạn.”
Tuy nhiên, không phải lúc nào phương pháp KonMari cũng hiệu quả. Nhiều cư dân mạng đã nêu ra một vài điểm gây khó chịu trong phương pháp này. Chẳng hạn, họ đặt câu hỏi: Với những thứ không còn giá trị sử dụng, nhưng có ý nghĩa kỷ niệm thì sao? Còn những thứ lúc này thấy không cần thiết nhưng trong tương lai lại cần?
Gấp quần áo theo Kondo có thực sự nhẹ nhàng? Dọn dẹp không hẳn là công việc vui vẻ, sự khác biệt lớn nhất nằm ở chỗ Kondo thích dọn dẹp, kiếm ra tiền từ việc dọn dẹp, còn nhiều người khác thì không. Ngoài ra, nhiều người thực sự không quen với sự ngăn nắp, với họ thì một chút lộn xộn lại khiến cuộc sống dễ thở hơn.
Nhưng Kondo không phản ứng gay gắt với những người bài xích phương pháp KonMari. Trả lời phỏng vấn với tờ Market Watch, cô nói: “Để thực sự sống mà không phải buông xuôi, thỏa hiệp, có hai điều bạn cần làm: Thứ nhất là phải đối mặt với ham muốn. Thứ hai là biết rõ mình cần làm gì và ra quyết định nhanh chóng."
TheoGenK