Người đàn ông bị sán tấn công phổi sau khi ăn món gỏi cua đặc sản_kèo pachuca
Ngày 10/8,ườiđànôngbịsántấncôngphổisaukhiănmóngỏicuađặcsảkèo pachuca PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Trung tâm vừa điều trị trường hợp sán lá phổi sau khi ăn món gỏi cua sống.
Bệnh nhân là nam giới, 31 tuổi ở Điện Biên, được chuyển đến Trung tâm hôm 31/7 trong tình trạng tràn dịch/tràn khí màng phổi.
Khai thác tiền sử, bệnh nhân cho biết trước đó khoảng 1 tháng có lên chơi nhà bạn ở Lai Châu. Tại đây, anh có ăn món gỏi cua sống đặc sản.
Sau vài tuần, bệnh nhân có dấu hiệu mệt mỏi, sút cân, buồn nôn, khi hoạt động gắng sức cảm thấy bị khó thở, đuối sức và ho, đã đi khám nhưng không rõ bệnh.
Khi đến Trung tâm Bệnh nhiệt đới, các bác sĩ nghi ngờ nhiễm sán nên chỉ định xét nghiệm tìm sán. Kết quả bệnh nhân dương tính với loại Paragonimus (sán lá phổi).
Sau khi được điều trị bằng thuốc tẩy sán, bệnh nhân nhanh chóng ổn định, sau vài ngày nằm viện các triệu chứng đã hết, được xuất viện.
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, sán lá phổi là bệnh do ký sinh trùng Paragonimus westermani gây ra có thể gặp ở mọi lứa tuổi, những người có thói quen ăn đồ gỏi, đồ sống chưa nấu chín.
Tại Việt Nam, bệnh hay gặp ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Điện Biên, Lai Châu, Sơn La… Đây là những địa phương có tập quán ăn món tôm, cua sống (ăn gỏi hoặc nướng chưa chín).
Trong món tôm, cua sống tồn tại ấu trùng sán lá phổi. Khi xâm nhập vào cơ thể người theo đường ăn uống, ấu trùng sán lá phổi sẽ xâm nhập qua thành ruột non, vào khoang bụng, sau đó xuyên qua cơ hoành đi lên phổi và tồn tại ở nhu mô phổi.
Sán lá phổi trưởng thành sẽ đẻ trứng và trứng theo đờm ra ngoài hoặc người nuốt đờm trứng sẽ xuống đường tiêu hóa để ra ngoài theo phân.
Khi trứng sán lá phổi bị đào thải ra ngoài rơi xuống nước lại nở thành ấu trùng lông, ấu trùng sẽ xâm nhập vào ốc rồi ký sinh ở cua và tôm.
Sau một thời gian nhiễm ấu trùng sán lá phổi, bệnh nhân sẽ bị đau ngực, ho kéo dài, ho ra cả đờm lẫn máu, sút cân và dẫn đến suy kiệt, thậm chí tử vong.
BS Cường nhấn mạnh: Vì ho ra máu, ho tức ngực nên rất nhiều chẩn đoán nhầm sang các loại bệnh khác như lao, viêm phổi, hay u phổi.
BS Cường khuyến cáo người dân, đặc biệt là những người dân ở vùng núi, nên ăn chín uống sôi, không ăn đồ sống, nhất là gỏi tôm, gỏi cua…
Nếu xuất hiện các triệu chứng như ho kéo dài, khó thở, ho, đau ngực cũng cần làm thêm các chỉ định tìm sán, để tránh nhầm lẫn sang với các bệnh phổi khác.
相关文章
Djokovic khởi đầu vất vả tại Roland Garros 2024
Video tennis Novak Djokovic 3-0 Pierre-Hugues Herbert:Đối đầu tay vợt hạng 142 của nước chủ nhà Pier2025-01-24Đây là lý do khiến Honda Accord 2011 là mẫu xe cũ đáng mua nhất
Dưới đây là một số lý do khiến Honda Accord 2011 là mẫu xe cũ đáng mua nhất.Động cơ đáng tin cậyHond2025-01-24VinFast hợp tác với Chợ Tốt ‘thu cũ
Ngoài ra, khách hàng sở hữu xe xăng của các thương hiệu khác cũng được Chợ Tốt hỗ trợ thu mua để dễ2025-01-24Cơn ho lâu ngày cảnh báo căn bệnh nguy hiểm
Nam bệnh nhân tên S. (33 tuổi, ngụ TPHCM) ho đờm kéo dài hơn 1 năm. Dù đã điều trị tại một số cơ sở2025-01-24Seagame 29 ngày 29/8: Pencak Silat lập hat
-Với 3 HCV giành được hôm nay của các võ sĩ Pencak Silat, đoàn thể thao Việt Nam đã có tổng cộng 582025-01-24Hoa hậu Thùy Tiên bật mí bí quyết sống xanh từ những điều giản đơn
Sống xanh từ trong sinh hoạtQuá trình sản xuất đồ vật xung quanh như nội thất, thức ăn đóng hộp, đồ2025-01-24
最新评论