Bài 2: Người dân - trung tâm của sự phát triển
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân. Trong xã hội không có gì tốt đẹp,ìhạnhphúccủanhândânhận định việt nam vs philippines vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân...”. Thấm nhuần lời dạy của Người, trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Dương qua các thời kỳ đã đề ra nhiều chủ trương, quyết sách với mục tiêu tối thượng: Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, mọi người dân đều được chăm lo, thụ hưởng đầy đủ, công bằng từ các thành quả phát triển...
Định dạng mô hình phát triển
Sau gần 40 năm cùng cả nước thực hiện đường lối đổi mới, Bình Dương từ một tỉnh thuần nông còn nhiều khó khăn đã vươn mình trở thành một trong những địa phương phát triển năng động trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Kinh tế tăng trưởng cao, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, lĩnh vực văn hóa xã hội không ngừng được quan tâm đầu tư. Quốc phòng - an ninh được giữ vững ổn định, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt nhiều kết quả quan trọng...
Từ một tỉnh thuần nông, Bình Dương hôm nay đã trở thành “thủ phủ” công nghiệp của cả nước, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. Trong ảnh: Một góc KCN Việt Nam - Singapore I (TP.Thuận An). Ảnh: QUỐC CHIẾN
Đặc biệt, trong gần 30 năm xây dựng và phát triển, Bình Dương đã có những đột phá ngoạn mục. Đến nay, quy mô nền kinh tế của tỉnh gấp hơn 100 lần so với năm 1997, đứng thứ 3 cả nước sau TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội; trong đó lĩnh vực công nghiệp tăng trên 140 lần, dịch vụ tăng trên 100 lần. Với những đột phá phát triển trong gần 30 năm qua, Bình Dương thực sự trở thành điểm sáng về tăng trưởng kinh tế của cả nước.
Trong gần 30 năm xây dựng và phát triển, Bình Dương đã có những đột phá ngoạn mục. Đến nay, quy mô nền kinh tế của tỉnh gấp hơn 100 lần so với năm 1997, đứng thứ 3 cả nước sau TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội; trong đó lĩnh vực công nghiệp tăng trên 140 lần, dịch vụ tăng trên 100 lần. Với những đột phá phát triển trong gần 30 năm qua, Bình Dương thực sự trở thành điểm sáng về tăng trưởng kinh tế của cả nước… |
Những thành quả đạt được của tỉnh trong thời gian qua không phải là quá trình phát triển tự phát mà đã được định hướng, điều chỉnh với các mục tiêu, phương hướng và bước đi phù hợp. Nhiều chính sách và giải pháp vượt trội về phát triển kinh tế - xã hội, từ việc kích hoạt đầu tư đến chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh để giữ vai trò đầu tàu, dẫn dắt trong việc đầu tư, xây dựng các khu công nghiệp (KCN), đột phá phát triển cơ sở hạ tầng, khơi thông nguồn nhân lực trong nước và quốc tế, phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại nhằm giải quyết các vấn đề xã hội…
Trong quá trình xây dựng và phát triển từ năm 1997, tỉnh đã nhận thức rõ các thế mạnh và hạn chế cơ bản của địa phương để từ đó đề ra những đường hướng phát triển phù hợp nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế. Là tỉnh nằm kề TP.Hồ Chí Minh, đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước trong thu hút vốn, công nghệ nước ngoài và nguồn nhân lực, Bình Dương đã tận dụng ưu thế đó để thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp và trở thành một trung tâm công nghiệp của cả nước. Đây là chủ trương đúng đắn đón đầu đường lối công nghiệp hóa đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa. Từ đó, tỉnh đã định dạng mô hình tăng trưởng kinh tế căn bản dựa trên tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ - thương mại và đô thị.
Những quyết sách vì dân
Để khai triển định dạng mô hình phát triển của tỉnh, qua mỗi lần đại hội, Đảng bộ tỉnh đã đề ra những chủ trương sát hợp để tận dụng tối đa lợi thế phục vụ các mục tiêu đưa tỉnh phát triển nhanh và bền vững. Cụ thể, Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VI (1997 - 2001), cơ cấu kinh tế của tỉnh được xác định lấy công nghiệp làm nền tảng, là khâu đột phá, mà hạt nhân chính là xây dựng kết cấu hạ tầng các KCN gắn với đô thị hóa. Quan điểm nhất quán của tỉnh là xây dựng KCN nhằm tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội để phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước.
Nhận thức, quan điểm và chủ trương đó của Đảng bộ tỉnh tiếp tục được xác định trong các nhiệm kỳ kế tiếp với mục tiêu là giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong tổng thể cơ cấu của nền kinh tế, bên cạnh tăng tốc tối đa phát triển công nghiệp và dịch vụ. Đây là quyết tâm lớn thể hiện ý chí kiên trì thực hiện mô hình phát triển kinh tế trên nền tảng công nghiệp của Đảng bộ tỉnh.
Ngay từ khi thành lập trên cơ sở chia tách từ tỉnh Sông Bé vào năm 1997, tỉnh Bình Dương đã xác định chủ trương xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ, luôn hướng đến sự phát triển toàn diện của con người. Trong nội dung đầu tiên của Văn kiện Đại hội VI đã khẳng định: “Tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển xã hội…”. Quan điểm này có tính xuyên suốt, dài lâu qua tất cả các kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh. Chủ trương đúng đắn đó đã từng bước chuyển biến thích hợp gắn với sự phát triển của kinh tế địa phương và các xu thế văn minh tiến bộ của nhân loại… |
Cùng với chủ trương xây dựng kết cấu hạ tầng các KCN gắn với đô thị hóa, tỉnh tập trung triển khai các giải pháp thu hút đầu tư trong và ngoài nước; củng cố, phát triển các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh để giữ vai trò đầu tàu, dẫn dắt trong việc đầu tư, xây dựng, hình thành và phát triển các KCN. Chủ trương phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư của tỉnh mang tính xuyên suốt kể từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020- 2025 tiếp tục thể hiện chủ trương đó với mục tiêu tổng quát “...đến năm 2030, Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại...”.
Tuy nhiên, quá trình thu hút đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh và các địa phương trong cả nước, tỉnh Bình Dương đã có sự điều chỉnh và có bước phát triển cao về chất khi chủ trương không thu hút đầu tư bằng mọi giá để hạn chế những ảnh hưởng của vấn nạn về môi trường và từng bước nâng cao năng suất, chất lượng của nền kinh tế, bảo đảm chất lượng sống của người dân. Với quan điểm đó, từ chủ trương thu hút đầu tư đại trà, tỉnh đã nhanh chóng chuyển sang thu hút đầu tư có chọn lọc; khuyến khích, ưu tiên phát triển công nghiệp sạch, chất lượng... theo hướng coi trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm; tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu GRDP...
Tiếp tục chủ trương tăng trưởng bền vững, bảo đảm chất lượng sống của người dân, tỉnh đã có sự chuyển đổi mang tính chiến lược đó là tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh. Chủ trương này được tỉnh xác định và kiên định thực hiện đến nay đã mang lại nhiều thành tựu quan trọng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Người căn dặn: “…Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Chăm lo đời sống nhân dân, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là làm cho nhân dân được thực hiện nghĩa vụ và hưởng thụ quyền lợi trong một xã hội tiến bộ và công bằng, để nhân dân thực sự là người làm chủ và ngày càng được thụ hưởng đầy đủ về vật chất và tinh thần… Những thành quả phát triển của tỉnh Bình Dương hôm nay là kết quả thể hiện triết lý xuyên suốt: “Người dân luôn là trung tâm của sự phát triển, là trung tâm của mọi đường hướng chính sách”. (còn tiếp)
TRÍ DŨNG