Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng Một trong những nội dung được cán bộ,ánbộđảngviêntrongtỉnhThốngnhấtcaovớicácnộidungHộinghịTrungươngkhótỷ lệ bóng đá world cup đảng viên và nhân dân quan tâm là tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị. Theo dõi xuyên suốt Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, ông Nguyễn Văn Hòa, cán bộ hưu trí ở phường Phú Lợi (TP.Thủ Dầu Một), cho biết trong bài phát biểu bế mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định, Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao cho rằng: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Tỉnh ủy tổ chức hội nghị báo cáo nhanh kết quả Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện. Ảnh: QUỐC CHIẾN Theo ông Hòa, trong 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao vai trò, hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của Đảng; đồng thời phát huy tốt hơn vai trò, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước theo quy định của pháp luật; nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, có nhiều đóng góp tích cực vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm cho đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Tuy nhiên, hội nghị cũng thẳng thắn nhìn nhận, bên cạnh những kết quả, thành tựu quan trọng đã đạt được vẫn còn không ít những hạn chế, yếu kém; tình hình đất nước, khu vực và quốc tế đã, đang và sẽ có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới, cao và phức tạp hơn. Hoàn toàn tán thành với phát biểu của Tổng Bí thư, ông Nguyễn Văn Hòa cho rằng phải xác định đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên. Trong quá trình thực hiện, cần kiên định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, đặc biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ; đẩy mạnh phân công, phối hợp, phân cấp, phân quyền, gắn với nêu cao trách nhiệm của tổ chức và cá nhân, nhất là người đứng đầu; giữ vững sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, kỷ luật, kỷ cương; bảo đảm nguyên tắc quyền lực đi đôi với trách nhiệm, mọi cán bộ, đảng viên phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, cơ chế, chính sách, nguyên tắc và kỷ luật của Đảng. Xây dựng Nhà nước pháp quyền Tại Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương nhất trí cao việc ban hành nghị quyết về “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”. Mục tiêu tổng quát mà nghị quyết đề ra là: “Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có hệ thống pháp luật hoàn thiện, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ có hiệu quả quyền con người, quyền công dân; quyền lực Nhà nước là thống nhất, được phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, phân cấp, phân quyền và kiểm soát hiệu quả; nền hành chính, tư pháp chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại; bộ máy Nhà nước tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, thực sự chuyên nghiệp, liêm chính; quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045”. Với mục tiêu tổng quát này, bà Nguyễn Thị Nguyệt, đảng viên ở phường Hiệp Thành (TP.Thủ Dầu Một), chia sẻ: “Để thực hiện thành công nghị quyết cũng như bảo đảm mục tiêu tổng quát đã đề ra, theo tôi 2 giải pháp quan trọng là phải thực hiện nhất quán nguyên tắc: Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, kiểm soát hiệu quả giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và sự giám sát của nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời, cần phải thượng tôn Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật; đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức xã hội chủ nghĩa; thể chế hóa kịp thời, đầy đủ và tổ chức thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng...”. THU THẢO |