Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh nhiều người dân không muốn tiêm mũi nhắc lại do cho rằng đã có miễn dịch từ các mũi tiêm cơ bản và đã mắc Covid-19. Bộ Y tế cũng nhiều lần thúc giục tiêm chủng,ộYtếKhôngcóchuyệndưthừavắlịch thi đấu ngoại hạng đức yêu cầu các tỉnh miền Nam hoàn thành tiêm vắc xin đã phân bổ trước 30/6 hay tại TP.HCM người dân phải ký cam kết chịu trách nhiệm nếu không tiêm vắc xin, để xảy ra dịch bệnh.
Theo bà Dương Thị Hồng - Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Việt Nam là một trong những nước đi đầu và đạt kết quả rất cao về tiêm chủng vắc xin Covid-19 ở các mũi cơ bản.
Trong thời gian qua, ngành y tế đã cố gắng hoàn thành mục tiêu triển khai tiêm nhắc lần 1 (mũi 3) đồng thời với triển khai tiêm nhắc lần 2 (mũi 4) từ tháng 5/2022 theo chỉ đạo của Chính phủ.
Tại các điểm tiêm chủng luôn đảm bảo tính sẵn có của vắc xin Covid-19. Người đi tiêm chủng có thể tiếp cận vắc xin ở các điểm tiêm chủng tại trạm y tế, các điểm tiêm chủng lưu động (tại trường học, nhà máy, thôn bản…) và tiêm chủng tại nhà để đảm bảo độ bao phủ mũi tiêm nhắc lại (mũi 3, mũi 4) vắc xin phòng Covid-19.
Có những điểm tiêm chủng mở 24/7 thuận tiện cho người dân đến tiêm chủng, nhất là khi người dân đã quay trở lại đi làm, đi học. Đồng thời ngành y tế và chính quyền các cấp cũng đã nỗ lực truyền thông vận động người dân đi tiêm chủng mũi nhắc lại để đạt độ bao phủ tiêm chủng đối với miễn dịch cộng đồng, đảm bảo người dân có miễn dịch cao phòng chống Covid-19, đặc biệt là các biến thể.
Đến nay có 230 triệu mũi tiêm đã được thực hiện và công tác đảm bảo an toàn tiêm chủng vẫn được đảm bảo duy trì.
Về kết quả tiêm mũi 3, mũi 4 trong 10 ngày gần đây (17 đến 26/6/2022) tiến độ tiêm chủng tăng lên 2,5 lần so với 10 ngày đầu của tháng 6 (triển khai từ mùng 1 đến 10/6 - mỗi ngày chỉ có vài chục nghìn đến trăm nghìn liều được tiêm).
Đến 26/6, trên toàn quốc về mũi 3, chúng ta tiêm được 44,4 triệu liều đạt tỷ lệ 66%. 10 ngày gần đây tiến độ tiêm mũi 3 cho người lớn tăng 2,1 lần so với 10 ngày đầu tháng 6.
Bộ Y tế cũng chú trọng triển khai tiêm mũi 4 cho nhóm nằm trong đối tượng nguy cơ như người 50 tuổi trở lên, người 18 tuổi trở lên suy giảm miễn dịch, người 18 tuổi trở lên thuộc nguy cơ cao phơi nhiễm Covid-19 như nhân viên y tế tuyến đầu, công an, quân đội, giáo viên…
Đến ngày 26/6, có 3,4 triệu người đã được tiêm mũi nhắc lần thứ 4. 10 ngày gần đây tiến độ tiêm mũi 4 cho người lớn cũng tăng 2,9 lần so với ngày đầu tháng 6. Về tiêm nhắc mũi 3 cho trẻ em từ 12-17 tuổi, tuần qua có gần 345 ngàn trẻ em trong độ tuổi này đã tiêm an toàn.
“Phản ứng sau tiêm mũi 3 ghi nhận được chủ yếu là các phản ứng thông thường như sưng đau tại chỗ tiêm, sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, đau khớp, mệt mỏi... tương tự như sau tiêm 2 mũi cơ bản. Phản ứng nặng sau tiêm chủng mũi 3 rất thấp, được ghi nhận với tỷ lệ khoảng 3 trường hợp trong 10 triệu mũi tiêm”, bà Hồng thông tin.
Tuy nhiên đại diện Bộ Y tế cũng nêu ra khó khăn về tiêm chủng. Theo đó, mặc dù đại dịch chưa kết thúc và vẫn còn nguy cơ xuất hiện nhiều biến thể của SARS-CoV-2 nhưng người dân không mặn mà với các mũi nhắc lại.
“Người dân đã mắc Covid-19 chưa xác định được tầm quan trọng của mũi nhắc lại. Họ coi sau mũi cơ bản và mắc rồi sẽ có miễn dịch. Người dân chưa hình dung được đầy đủ thông tin về miễn dịch do Covid-19 là không bền vững và việc tiêm mũi nhắc lại là vô cùng quan trọng”, bà Hồng nói.
Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cũng thông tin thêm: “Nhiều người nghe được thông tin không đúng, không đầy đủ là tiêm mũi nhắc lại sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nên từ chối không tiêm. Đây là khó khăn lớn nhất để đạt được bao phủ các mũi vắc xin, đặc biệt là các mũi nhắc lại ở Việt Nam hiện nay”.
Cũng theo bà Hồng, số lượng cung ứng vắc xin chỉ đáp ứng đủ tiêm nhắc lại cho người dân đủ và không có hiện tượng dư thừa vắc xin. Bộ Y tế cũng đã có kế hoạch phân bổ cho các tỉnh theo đúng số đối tượng tiêm nhắc lại.
“Tuy nhiên trong tình trạng người dân chưa hiểu biết đầy đủ, chưa tích cực tham gia nên nhiều điểm tiêm chủng mở lọ vắc xin ra nhưng người dân không đến tiêm chủng theo kế hoạch. Nhiều đơn vị mang giấy mời đến tận nhà nhưng người dân từ chối tiêm chủng”, bà Hồng nói.
Hiện kho lưu trữ còn 15 triệu liều vắc xin Covid-19. Bà Hồng khẳng định, việc tuyên truyền người dân tiêm vắc xin hiện nay không phải do thừa vắc xin. Nếu chúng ta không sử dụng hiệu quả vắc xin sẵn có sẽ gây lãng phí, trong khi dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp
Vì vậy, đại diện Bộ Y tế cho biết, để bảo vệ sức khoẻ của mình, của gia đình và cộng đồng trước nguy cơ dịch Covid-19 bùng phát trở lại, Bộ khuyến cáo người dân tích cực ủng hộ và chủ động đi tiêm nhắc lại các mũi vắc xin phòng Covid-19.